Nếu bạn đang bị viêm phế quản phổi thì chính xác điều bạn muốn tìm hiểu đó là phác đồ điều trị “chuẩn” giúp đẩy lui nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh, đồng thời giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Cùng lắng nghe phác đồ được chia sẻ từ các chuyên gia về viêm phế quản phổi nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Chẩn đoán lâm sàng viêm phế quản phổi
Điều quan trọng trước khi bác sỹ bắt tay điều trị bệnh cho bạn chính là xác định chính xác đây là bệnh viêm phế quản chứ không phải một bệnh nào khác. Ngoài nhưng triệu chứng bác sỹ khai thác được từ bạn:
- Khởi phát bằng những nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp như ho, sổ mũi
- Sốt cao 39 – 40 độ C
- Ho nhiều, đờm đặc vàng hoặc xanh, đôi khi trong đờm còn lẫn máu tươi (ho ra máu trong viêm phế quản)
- Ho nhiều dẫn đến co kéo lõm trên và dưới xương ức, người xanh tím
- Khó thở
Viêm phế quản phổi và những xét nghiệm cần thiết!
Thì những xét nghiệm sau đây sẽ là “bằng chứng” hùng hồn nhất chứng minh bạn đang mắc viêm phế quản phổi:
1.1 Các xét nghiệm
- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu tăng, trong đó có bạch cầu trung tính tăng mạnh
- Cấy dịch đờm tìm nguyên nhân: Các kỹ thuật viêm xét nghiệm sẽ lấy dịch ở tỵ hầu, dịch nội khí quản hay soi tươi và nuôi cấy tìm ra chính xác loại vi khuẩn đang gây bệnh, sau đó làm kháng sinh đồ. Việc làm kháng sinh đồ được hiểu là xác định loại vi khuẩn trong cơ thể bạn “nhạy cảm” với loại kháng sinh nào?
- Xét nghiệm CRP trong trường hợp bác sỹ cần phân biệt với bệnh viêm phổi do virus gây ra.
- Xét nghiệm nước tiểu: để đi tìm phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila. Đây là nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi ở cộng đồng.
- Nếu bạn cảm thấy khó thở, thở gắng sức thì một xét nghiệm kiểm tra chức năng hô hấp của phổi sẽ được thực hiện gọi là đo độ bão hòa oxy. Khi viêm phế quản phổi gây khó thở mà độ bão hòa oxy dưới 95% thì biện pháp “ngay tức thì” là thở oxy.
1.2 Chụp X Quang
Đây là xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán viêm phế quản phổi, bởi vì bác sỹ sẽ nhìn được tận mắt những bệnh lý của bạn một cách chân thực nhất qua những tấm phim chụp.
Hình ảnh X quang đặc trưng của bệnh nhân bị viêm phế quản phổi đó là các nhánh phế quản hai bên tăng đậm (hình ảnh dầy lên của thành phế quản), hình ảnh xóa mờ ranh giới giữa các mạch máu do có phản ứng viêm quanh 2 rốn phổi, thể tích phổi tăng…
X quang là xét nghiệm trong chẩn đoán viêm phế quản phổi!
2. Phương pháp điều trị viêm phế quản phổi
Viêm phế quản phổi có thể biến chứng từ viêm phế quản cấp tính. Chình vì vậy một phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ “chặn đứng” chuyển thành viêm phế quản mạn tính.
Cùng theo dõi bác sỹ sẽ phối hợp những thuốc gì trong điều trị viêm phế quản phổi nhé!
2.1 Điều trị nguyên nhân
Kháng sinh chính là thuốc điều trị nguyên nhân của viêm phế quản phổi. Nhưng bạn có biết bằng cách nào các bác sỹ có thể chọn chính xác kháng sinh phù hợp để điều trị giữa hàng chục loại kháng sinh có hiện tại.
Bằng việc nuôi cấy vi khuẩn lấy được từ dịch đờm và việc xác định kháng sinh đồ của vi khuẩn đấy thì bác bác sỹ sẽ chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất với chủng loại vi khuẩn mà bạn mắc phải.
Tuy nhiên việc làm kháng sinh đồ sẽ mất thời gian từ 5 – 7 ngày. Trong thời gian này việc chọn lựa kháng dinh để sử dụng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm điều trị của các bác sỹ.
Nếu bạn bạn mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của bệnh viêm phế quản phổi thì hãy thử cách điều trị viêm phế quản không dùng kháng sinh trước đã nhé!
2.2 Điều trị triệu chứng
Danh sách những thuốc điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản giữa các bệnh nhân được điều trị có thể sẽ khác nhau đôi chút, đơn giản vì nó phụ thuộc vào những triệu chứng mà bạn gặp phải khi mắc viêm phế quản cấp.
Những loại thuốc điều trị triệu chứng được dùng nhiều nhất là:
- Chống viêm: khi bạn bị viêm phế quản phổi tức là trong cơ thể bạn đang diễn nhiều phản ứng viêm biểu hiện điển hình chính là những cơn sốt, những cơn ho do đờm đặc có trong đường phế quản…
- Giảm ho, long đờm: Nếu bạn ho quá nhiều gây ra tức ngực, đau rát cổ họng, gây nôn trớ… thì một liều thuốc giảm ho chắc chắn sẽ được bác sỹ ưu ái giành cho bạn. Hoặc đờm trong phế quản đặc quánh làm bạn không thể ho hay khạc ra được thì thuốc long đờm (acetylcystein, ambroxol…) rất hiệu quả trong trường hợp này.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Nếu bạn bị sốt trên 38,5 độ thì thuốc hạ sốt là điều bạn cần ngay lúc này, đây là loại thuốc khá phổ biến có mặt trong phác đồ điều trị viêm phế quản cấp.
- Truyền muối, Ringer lactat: đây là 2 loại dịch truyền phổ biến sẽ được chỉ định truyền nếu bạn sốt cao trên 39 độ C. Mục đích chính là bù nước và những ion mà mất đi trong quá trình sốt cao, từ đó gián tiếp hạ cơn sốt cao của bạn.
- Truyền đường: Với một bệnh nhân đang được điều trị viêm phé quản phổi thì đường là dịch truyền thường xuyên. Bởi nó hỗ trợ cung cấp năng lượng để cơ thể bạn nhanh chóng phục hồi.
- Thuốc giãn phế quản: Với khá nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản phổi thì ho nhiều đến co thắt phế quản, khó thở sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh nhân, nên thuốc giản phế quản dạng khí dung hoặc hít là lựa chọn đầu bảng với những trường hợp này. Bởi vì chúng phát huy tác dụng nhanh, nhưng với liều sử dụng cực kỳ nhỏ.
Khí dung giúp dễ thở hơn trong viêm phế quản phổi
3. Một số lưu ý khi điều trị viêm phế quản phổi
Trong quá trình điều trị viêm phế quản phổi bạn sẽ được theo dõi sát những triệu chứng diễn biến ra sao. Nếu triệu chứng của bệnh dần dần rút lui thì bác sỹ có thể giữ nguyên các bước điều trị như trên.
Nhưng với những trường hợp xấu hơn, cơ thể bạn không đáp ứng với điều trị, vẫn sốt cao, ho và nhiều đờm, khó thở ngày càng tăng, thậm chí ho ra máu thì bác sỹ sẽ xem xét một kháng sinh “nặng đô” hơn, hoặc làm những xét nghiệm bổ sung thêm như chụp CT phổi.
Ngoài ra việc cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt của bạn cũng là điều các điều dưỡng sẽ thường xuyên làm. Từ đó có những can thiệp kịp thời nếu nhiệt độ cơ thể bạn đột nhiên tăng cao bất thường.
Khám tổng thể mỗi sáng trong đó co việc theo dõi nhịp thở của bạn sẽ xác định mức độ khó thở của bạn. Hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy khó khăn trong việc thở hãy báo ngay với bác sỹ để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra nhé
Bác sỹ theo dõi sát sao tiền triển của bệnh viêm phế quản phổi!
>>> Chia sẻ: cách điều trị viêm phế quản bằng thuốc nam khiến ai cũng mê tít
4. Điều kiện xuất viện của bệnh nhân viêm phế quản phổi
Đây có lẽ là giai phút mong chờ nhất của nhiều bệnh nhân cũng như người than trong nhà. Vậy cần hội tụ những yếu tố nào thì bạn được xuất viện:
- Hết sốt
- Ăn uống tốt, tỉnh táo
- Xét nghiệm máu: bạch cầu bình thường
- Chụp X quang phổi 2 nhanh phế quản đã hết dầy (giảm tăng đậm), phổi không còn đám mờ rải rác
>>> Bạn nên đọc: Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cũng là liều thuốc khiến họ mau khỏi bệnh. Tìm hiểu tại bài viết "Viêm phế quản nên và không nên ăn gì?" nhé
5. Sản phẩm chặn đứng sự quay lại của viêm phế quản phổi
Mặc dù đã được xuất viện nhưng bạn cũng đừng vội mừng, bởi vì viêm phế quản phổi có thể quay lại bất cứ lúc nào. Vậy nên một sản phẩm từ thiên nhiên thân thiện với cơ thể, giúp giảm tái phát viêm phế quản phổi sẽ ưu tiên sử dụng.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm