Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD hàng đầu

Mục đích chính của việc sử dụng thuốc điều trị COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  là điều trị đợt cấp và phòng để giảm tái phát đợt cấp. Bài viết sau đây sẽ trình bày cách điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD kèm những lưu ý để sử dụng thuốc hiệu quả.

1. Các thuốc Tây y điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Có một loạt các lựa chọn điều trị để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD. Với mục đích điều trị có thể chia thành 2 nhóm thuốc:

  • Thuốc dự phòng: Có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh, giảm khả năng phát triển các đợt cấp CODP.
  • Thuốc cắt cơn: Làm giảm nhanh các triệu chứng kích phát của cơn cấp COPD.

thuoc-dieu-tri-copd

Thuốc điều trị Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Tuy nhiên, không có chiến lược hay thuốc nào là “tốt nhất” cho tất cả mọi người.

Cá nhân hóa trong sử dụng thuốc là chìa khóa để giải quyết COPD và đưa ra kế hoạch tốt nhất để kiểm soát triệu chứng.

Và để làm được điều này thì cần phải xác định đúng các loại thuốc và dùng đúng thời điểm sử dụng chúng.

1.1. Thuốc giãn phế quản

Với tác dụng làm thư giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản, thuốc giãn phế quản sẽ giúp mở rộng đường thở, tạo điều kiện cho không khí đi tới phế nang trao đổi khí dễ dàng hơn, nhờ đó làm giảm triệu chứng khó thở trong COPD.

Tùy vào hiệu lực của thuốc mà sẽ có cách sử dụng khác nhau:

- Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn: Nhanh chóng phát huy tác dụng nên thuốc giãn phế quản loại này được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, giúp điều trị đợt cấp COPD kịp thời.

- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: Sẽ giúp làm giãn phế quản trong vòng nhiều giờ nhưng hiệu quả có thể chậm hơn. Vì vậy, loại thuốc giãn phế quản này được sử dụng trong điều trị dự phòng chứ không được sử dụng để cắt COPD đợt cấp.

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn và dài bao gồm thuốc chẹn beta-2 và thuốc kháng cholinergic.

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Thuốc chẹn beta-2:

  • Hiệu quả làm thư giãn các cơ trơn thắt chặt xung quanh đường thở của bạn rất mạnh.
  • Thuốc chẹn beat-2 tác dụng ngắn bắt đầu trong vài phút nhưng chỉ kéo dài từ 4-6 giờ còn thuốc chủ vận beta tác dụng dài có thể chậm phát huy tác dụng nhưng có thể kéo dài tới 12-24 giờ.
  • Vì vậy, thuốc chẹn beta-2 tác dụng kéo dài được sử dụng để duy trì sự thông thoáng cho đường thở trong suốt cả ngày và đêm.

- Thuốc kháng Cholinergic:

  • Có tác dụng làm giảm tính kích thích của các tế bào thần kinh thông qua việc ức chế quá trình vận chuyển acetylcholin, gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy.
  • Nhóm thuốc này thường được sử dụng thay thế cho thuốc ức chế beta-2 nếu bạn gặp tác dụng phụ hoặc chống chỉ định khi sử dụng.

Ngoài sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng khó  thở, có một vài tư thế giúp làm giảm khó thở hiệu quả mà bạn có thể tham khảo ở bài viết Khó thở trong COPD.

1.2. Thuốc chống viêm

Corticoid (ICS) có tác dụng giảm viêm dẫn đến giảm phù nề và hạn chế sự sản xuất chất nhầy trong đường thở, nhờ đó giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ thở hơn. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy thuốc Corticoid ít làm thay đổi quá trình giảm đi của FEV1 nhưng nó sẽ làm chậm lại tốc độ suy giảm cuả FEV1.

Ngoài ra, dùng thường xuyên thuốc Corticoid còn làm giảm đáng kể số lần đợt cấp COPD bùng phát và cải thiện tình trạng chung của bệnh. Do đó, việc sử dụng Corticoid dạng xịt cần được thực hiện đều đặn, không dừng đột ngột.

Corticoid được chỉ định ở những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn nặng và có đợt cấp liên tục xuất hiện trong 3 năm gần đây.

- Corticoid dạng uống kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, tăng huyết áp, teo cơ, giảm sức đề kháng, loãng xương, hoại tử xương,…nên chỉ dùng corticoid dạng uống trong thời gian ngắn từ 5-14 ngày để cải thiện chức năng hô hấp. Sau đợt cấp chuyển sang dùng corticoid dạng phun hít.

- Corticoid dạng xịt gây tác dụng trực tiếp lên thành phế quản, ít ảnh hướng tới toàn thân, nhờ đó hạn chế được các tác dụng không mong muốn.

1.3. Thuốc kháng sinh

Có tới 50-70% trường hợp xuất hiện các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do nhiễm khuẩn.

Đợt cấp có xu hướng thường xuyên và nặng hơn khi bệnh tiến triển và ngược lại, bản thân các đợt cấp cũng khiến bệnh COPD tiến triển nhanh hơn.

Do đó, bên cạnh các cách chữa trị thông thường áp dụng cho COPD, kháng sinh được tin tưởng sẽ giúp ích cho việc điều trị các đợt cấp và được khuyến cáo sử dụng ở những người bệnh nghi ngờ vi khuẩn là căn nguyên khởi phát đợt cấp.

Vì thế, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ điều trị kháng sinh theo chỉ định.

Dù cho người bệnh COPD có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong quá trình sử dụng kháng sinh nhưng hãy chắc chắn rằng kháng sinh đã được dùng trong thời gian quy định. Cắt ngắn thời gian sử dụng kháng sinh có thể cho phép nhiễm trùng quay trở lại hoặc trở lên kháng thuốc kháng sinh.

1.4. Tiêm phòng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng nguy cơ nhiễm cúm và viêm phổi cho người bệnh. Viêm phổi do phế cầu là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn thường theo sau nhiễm cúm.

Và những điều này lại tác động ngược trở lại gây đợt cấp và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, hãy tiêm phòng để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm cúm và viêm phổi.

Bảng tóm tắt tác dụng và tác dụng phụ của các thuốc chữa trị tắc nghẽn phổi mãn tính 

Nhóm thuốc

Một số hoạt chất

Tác dụng

Tác dụng phụ

Cắt cơn nhanh

Thuốc hít:Salbutamol, Tebutaline

Giãn phế quản tác dụng ngắn

Chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút.

Thuốc hít:Ipratropium

Kháng Cholinergic

Có thể gây khô miệng

Thuốc dự phòng

Thuốc hít:Salmeterol

 

Thuốc uống:Theophyline

Giãn phế quản tác dụng dài

Chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút.

 

Giám sát đều đặn mức độ Theophyline trong máu có thể phòng tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật.

Thuốc hít:Beclomethasome, budesonide

Thuốc uống: Prednisone methylpre -dnisolone

Corticoid kháng viêm

Nấm miệng, khàn tiếng, nhức đầu.

 

Mụn trứng cá, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, hạ kali máu.

Thuốc hít: Cromolyn, nedocromil

Thuốc kháng viêm khác

Khô họng, buồn nôn

Thuốc uống: Montelukast

Biến đổi Leucotriene

Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc trong chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Để việc sử dụng thuốc điều trị COPD mang lại hiệu quả tối ưu, trước hết bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bạn.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm A :

  • Nguy cơ đợt cấp thấp: Có ít hơn 1 đợt cấp trong 1 năm qua và bạn không phải nhập viện, sử dụng kháng sinh, corticosteroid vì đợt cấp này.
  • Ít triệu chứng: Mức độ triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn (mMRC) 0-1 hoặc ảnh hưởng của bệnh (CAT) < 10.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm B:

  • Nguy cơ đợt cấp thấp, nhiều triệu chứng: Cũng tương tự như nhóm A, chỉ khác là mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm C:

  • Nguy cơ đợt cấp cao: Có ít nhất 2 đợt cấp trong năm qua hoặc 1 đợt cấp nặng phải nằm viện/đặt nội khí quản.
  • Ít triệu chứng: Có mMRC 0-1 hoặc điểm CAT < 10.

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm D:

  • Nguy cơ đợt cấp cao: Có ≥ 2 đợt cấp trong 1 năm qua hoặc 1 đợt cấp phải nhập viện.
  • Nhiều triệu chứng: mMRC ≥ 2 hoặc CAT ≥ 10.

2.1. Sử dụng thuốc điều trị COPD ở người bệnh nhóm A

Thuốc giãn phế quản được sử dụng khi cần thiết để giúp cải thiện triệu chứng khó thở trong COPD, có thể là nhóm tác dụng ngắn hoặc dài.

Và tùy theo đáp ứng điều trị cũng như mức độ cải thiện triệu chứng của người bệnh mà sẽ tiếp tục hoặc thay đổi sang nhóm thuốc giãn phế quản khác.

2.2. Sử dụng thuốc chữa phổi tắc nghẽn mãn tính ở người bệnh nhóm B

Lựa chọn tối ưu cho người bệnh nhóm này là thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, có thể khởi đầu điều trị với LABA hoặc LAMA.

Không có bằng chứng để khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài nào thì tốt hơn.

Thế nên, việc lựa chọn thuốc chữa phổi tắc nghẽn tùy thuộc vào sự dung nạp, cải thiện triệu chứng của bệnh nhân nhóm B.

- Nếu khó thở dai dẳng khi dùng LABA hoặc LAMA thì khuyến cáo phối hợp đồng thời 2 nhóm thuốc này trong điều trị.

- Nếu khó thở nhiều thì có thể cân nhắc phối hợp 2 thuốc giãn phế quản LABA/LAMA ngay từ điều trị đầu.

- Nếu phổi hợp 2 nhóm thuốc giãn phế quản LABA/LAMA mà triệu chứng không cải thiện, có thể cân nhắc điều trị với một thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

- Nếu có bệnh đồng mắc kèm theo, có nhiều triệu chứng, khó tiên lượng thì cần được đánh giá và điều trị toàn diện bệnh đồng mắc.

2.3. Sử dụng thuốc điều trị COPD ở người bệnh nhóm C

Được điều trị khởi đầu bằng một loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Trong đó khuyến cáo nên bắt đầu điều trị với LAMA bởi các kết quả nghiên cứu cho thấy LAMA hiệu quả hơn LABA trong phòng ngừa đợt cấp, người bệnh nhóm C lại có nguy cơ cao xuất hiện đợt cấp.

Người bệnh COPD tiếp tục có đợt cấp có thể dùng kết hợp LAMA/LABA hoặc LABA/ICS. Nhưng vì ICS khiến một số bệnh nhân tăng nguy cơ viêm phổi cho nên LAMA/LABA là lựa chọn ưu tiên hơn.

LABA/ICS có thể lựa chọn khi người bệnh có tiền sử và/hoặc chẩn đoán mắc hen suyễn hoặc tăng bạch cầu ái toan trong máu.

2.4. Sử dụng thuốc chữa phổi tắc nghẽn mãn tính ở người bệnh nhóm D

Điều trị khởi đầu bới phác đồ LABA/LAMA:

  • Kết quả nghiên cứu trên người bệnh COPD cho thấy sự phối hợp này cho hiệu quả vượt trội hơn so với sử dụng từng thuốc đơn lẻ.
  • Nếu dùng phác đồ một thuốc giãn phế quản thì LAMA sẽ cho ưu thế phòng ngừa đợt cấp hơn so với LABA.
  • Phối hợp LABA/LAMA cũng giúp phòng ngừa đợt cấp và cải thiện triệu chứng tốt hơn so với LABA/ICS.

Tương tự như người bệnh COPD nhóm C, ICS cũng làm tăng nguy cơ viêm phổi và chỉ dùng LABA/ICS nếu người bệnh nhóm D có tiền sử/gợi ý chẩn đoán thêm bệnh hen hoặc tăng bạch cầu ái toan.

Khi bệnh nhân điều trị bằng phác đồ LABA/LAMA vẫn xuất hiện đợt cấp thì có thể thay thế bằng phác đồ LABA/LAMA/ICS (đã có bằng chứng nghiên cứu trong hiệu quả phòng ngừa đợt cấp) hoặc phác đồ LABA/ICS (chưa có bằng chứng nghiên cứu). Nếu LABA/ICS không cải thiện đợt cấp và triệu chứng thì có thể kết hợp thêm nhóm LAMA.

Nếu sử dụng LABA/LAMA/CIS mà vẫn xuất hiện đợt cấp thì có thể xem xét lựa chọn thêm:

  • Nhóm roflumilast
  • Nhóm macrolid.
  • Ngừng ICS.

3. Mẹo giúp quản lý quá trình dùng thuốc điều trị COPD hiệu quả

Là một phạm vi rộng khi nói đến điều trị COPD, bởi nó bao gồm cả việc ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của bệnh, cai nghiện thuốc lá, phục hồi chức năng hô hấp,..chứ không chỉ là sử dụng thuốc như nhiều người vẫn nghĩ.

Nhưng một chế độ quản lý tốt việc sử dụng thuốc sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp người bệnh có thể sống tốt hơn với COPD.

- Tạo một thời gian biểu cho thấy bạn cần sử dụng những thuốc gì và vào khi nào. Hoặc bạn cũng có thể sắm lấy một hộp đựng thuốc chuyên dụng hàng tuần có chia phần cho mỗi ngày và các thời điểm khác nhau trong ngày.

- Tiềng chuông báo động từ điện thoại di động là một lời nhắc nhở thật sự tuyệt với. Vậy nên ngay cả khi bạn tin tưởng vào trí nhớ của mình cũng hãy cứ cài đặt báo thức để chắc chắn rằng việc uống thuốc của bạn được tuân thủ nghiêm ngặt.

- Liên kết việc uống thuốc điều trị COPD với các thói quen hàng ngày của bạn, như trước hoặc sau bữa ăn, hoặc khi bạn đánh răng vào buổi sáng hay tối.

- Khi bạn vắng nhà, để tuần thủ lịch trình dùng thuốc của mình hãy nhớ luôn phải mang theo một ngày thuốc bên mình. Nếu bạn đi dạo, bạn cũng phải luôn mang theo thuốc trong túi xách và giữ bản sao đơn thuốc của bạn để phòng khi đợt câp COPD bất chợt tìm đến bạn thì việc kiểm soát bệnh vẫn nằm trong tầm với của bạn.

- Súc miệng bằng nước ngay sau khi sử dụng ống hít steroid để ngăn ngừa bệnh tưa lưỡi, nhiễm trùng nấm men ở cổ họng.

- Tốt nhất bạn nên nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh bởi chẳng thế nào chắc chắn được rằng có thể vì một lý do nào đó mà bạn sẽ bỏ lỡ mất đợt dùng thuốc của mình.

- Nếu bạn đang gặp vấn đề trong kiểm soát triệu chứng và không chắc chắn về cách uống thuốc chính xác hoặc gặp các tác dụng phụ khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để nhận được giải pháp phù hợp. 

điều trị đợt cấp COPD

Cần điều trị đợt cấp COPD tại các cơ sở y tế

4. Thuốc Đông y trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

Sử dụng Tây y điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giúp cắt cơn, giảm triệu chứng nhanh chóng. Nhưng khi sử dụng nhiều, lâu dài (thuốc dự phòng) bệnh nhân sẽ phải chịu rất nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Còn thuốc Đông y đi từ căn nguyên gây bệnh, giải quyết tận gốc nên cần kiên trì sử dụng một thời gian dài, đặc biệt sử dụng thảo dược an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng không mong muốn.

Do vậy, một sản phẩm từ thảo dược sẽ hỗ trợ bệnh nhân COPD điều trị bệnh hiệu quả, làm giảm các triệu chứng hiệu quả, mà đặc biệt là hạn chế những tác dụng không mong muốn của các thuốc tây y khi dùng thường xuyên liên tục trong thời gian dài.

Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

  • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
  • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
  • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 4.5 (4 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI - NHẬN NGAY PHẦN QUÀ LÊN TỚI 1.815.000Đ

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng