Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh trị ho, viêm phế quản, viêm họng,… một cách tràn lan, không theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp cho đúng? Tham khảo ngay bai viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Khàng sinh rất hay được chỉ định trong các bệnh viêm hô hấp như viêm họng, ho, viêm amidan...
Chỉ định kháng sinh viêm đường hô hấp
Kháng sinh được chỉ định rất thường xuyên cho các bệnh viêm hô hấp, tuy nhiên bạn cần biết đến một số lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh gây ra:
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý trên đường hô hấp đôi khi không phải đến từ vi khuẩn mà có thể đến từ virus, nấm,…Vì vậy khi thấy có các dấu hiệu bất thường tại họng hay phế quản người bệnh không nên vội vàng sử dụng kháng sinh bởi kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn.
Trước khi sử dụng kháng sinh người bệnh cần được thăm khám lâm sàng, làm một số xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, hóa sinh, x-quang, cấy dịch để xác định loại vi khuẩn mà bệnh nhân mắc phải. Trong trường hợp, điều trị khẩn cấp hoặc đã cấy khuẩn nhưng không phát hiện ra loại vi khuẩn mắc phải thì sử dụng theo kinh nghiệm của bác sĩ [1].
- Lựa chọn kháng sinh phù hợp:
Việc lựa chọn kháng sinh phụ thuộc các yếu tố: vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, cơ địa bệnh nhân. Bệnh nhân cần được thăm khám kĩ lưỡng để định hướng mầm bệnh cũng như xác định độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh. Mỗi vị trí trên cơ thể lại có tính thấm kháng sinh cũng như đáp ứng với hoạt lực kháng sinh khác nhau. Trên từng bệnh nhân, sinh khả dụng của kháng sinh cũng khác nhau
- Phối hợp kháng sinh hợp lý
Việc phối hợp kháng sinh làm tăng phổ tác dụng, làm mạnh tác dụng, giảm khả năng kháng thuốc. Tuy nhiên, phối hợp kháng sinh cần có sự cố vấn của dược sĩ lâm sàng hoặc bác sĩ chuyên khoa tránh tương tác thuốc gây ra các phản ứng có hại trong cơ thể bệnh nhân.
- Sử dụng kháng sinh đủ thời gian, đúng liều
Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như đáp ứng của bệnh nhân với từng loại kháng sinh mà thời gian sử dụng khác sinh lại khác nhau. Tuy nhiên thông thường kháng sinhn sẽ được chỉ định sử dụng từ 5-10 ngày với nhiễm khuẩn nhẹ và kéo dài hơn với những nhiễm khuẩn nặng.
Sử dụng kháng sinh đủ thời gian, đúng liều
Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều khiến bệnh không những không dứt điểm mà còn nặng hơn và làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
Chỉ định kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp trên
Với những trường hợp viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm abidan,… nguyên nhân do virus có thể lên đến 80% và do vi khuẩn chỉ chiếm khoảng 5% vì vậy cần hết sức lưu ý không sử dụng kháng sinh bừa bãi trong trường hợp này. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ và được làm kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp trên do nhiễm khuẩn là:
- Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone…
- Nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin…
Chỉ định kháng sinh trong điều trị viêm đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới đặc biệt là viêm phổi đa phần do sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh nhất định không được tự ý sử dụng kháng sinh. Mà cần thăm khám cẩn thận và tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh. Tránh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc gây rất nhiều khó khăn trong lần điều trị tiếp theo hơn nữa cũng khiến bệnh viêm hô hấp rất dễ bị tái phát.
>>Xem thêm: Kháng sinh điều trị viêm phế quản
Sai lầm trong điều trị kháng sinh điều trị các bệnh hô hấp
- Sử dụng kháng sinh không đúng bệnh
Có rất nhiều người cứ thấy các dấu hiệu viêm đường hô hấp như ho, khó thở, đau họng,… là vội vàng sử dụng kháng sinh mà không chịu tìm hiểu rõ căn nguyên bệnh.
Như đã nói trên, có đến 80% viêm họng là do vi rus nên sử dụng kháng sinh không những không chữa được bệnh mà còn có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc. Hoặc những trường hợp bệnh nhân cảm thấy họng nhiều đờm, ho liên tục, khó thở,… thì cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - một bệnh đường hô hấp mãn tính không liên quan đến vi khuẩn.
Sử dụng kháng sinh chỉ vô ích. Vì vậy, khi thấy hệ hô hấp của mình có các dấu hiệu lạ bất thường hãy đến bác sĩ thăm khám để được kê đơn hiệu quả tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh.
- Sử dụng sai liều, sai thời gian cũng là một trong những sai lầm thường gặp trong sử dụng kháng sinh:
Tâm lý chung dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ của rất nhiều người bệnh thường là “thuốc tây nó hại” lắm, cho nên chỉ cần uống mấy liều thấy đỡ rồi thì thôi, chứ uống làm gì nhiều cho hại người.
Nhưng kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, chỉ có sử dụng đúng liều, đủ thời gian thì mới đem lại hiệu quả trị bệnh. Bằng không, khi kháng sinh chưa đạt tới nồng độ để diệt khuẩn triệt để chúng có thể sống lại và tồn tại một cách mạnh mẽ hơn.
Đó là lý do vì sao phải dùng kháng sinh đủ ngày, dùng kháng sinh là phải “đánh” tận gốc vi khuẩn. Tùy theo liều dùng mà kháng sinh thông thường cần phải uống đủ 7 - 10 ngày thì vi khuẩn mới “sạch” được [2].
Sai lầm trong điều trị kháng sinh điều trị các bệnh hô hấp
- Lựa chọn sai nhóm kháng sinh:
Không phải kháng sinh nào cũng có thể tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn. Việc dùng kháng sinh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào tính nhạy cảm của kháng sinh đó với vi khuẩn hay nói cách khác vi khuẩn có thuộc phổ tác dụng của kháng sinh không. Vì vậy, việc sử dụng bừa bãi, không xác định vi khuẩn trước khi sử dụng là một trong những sai lầm dẫn đến điều trị kháng sinh kém hiệu quả.
>>Xem thêm: Sai lầm trong điều trị viêm phế quản mãn
Kháng sinh là một thuốc điều trị theo đơn, theo đúng nguyên tắc người bệnh chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi thấy các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm từ vi khuẩn người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Đặc biệt không nên tùy tiện dùng kháng sinh trị ho hay trị các chứng viêm đường hô hấp mà không có đơn thuốc bác sĩ.
Dược sĩ Thu Hương
Tài liệu tham khảo:
- Dược lý đại cương I – Đại học Dược Hà Nội
- Bacsinoitru.com
Bạn có thể gọi tới số 18000055 để được dược sĩ có chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí về cách sử dụng kháng sinh hợp lý.
Khi mắc những bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, COPD bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hô trợ điều trị trieju chứng bệnh như sản phẩm Bảo Khí Khang. Để mua hàng, vui lòng click TẠI ĐÂY
*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm