Hiện nay, thuốc xịt hen phế quản được lựa chọn ưu tiên hàng đầu để cắt cơn và dự phòng hen do ưu điểm tác dụng nhanh. Thông tin đưa ra trong bài viết dưới đây giúp bạn có những thông tin cần thiết cho việc sử dụng thuốc xịt để điều trị hen phế quản hiệu quả.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Thuốc xịt dự phòng hen phế quản
1. Các loại thuốc xịt hen phế quản - hen suyễn
Thuốc xịt điều trị hen phế quản là loại thuốc thường được chứa trong các loại bình xịt, ống xịt dưới dạng khí dung, khí hóa lỏng hoặc dạng hơi, với mục đích chủ yếu để cắt cơn trong trường hợp lên cơn hen cấp.
Ngoài ra, các thuốc tác dụng kéo dài dạng xịt cũng dùng để điều trị dự phòng hen.
Các thuốc trị hen phế quản dạng xịt phải dùng đúng cách, đúng liều lượng quy định thì mới có tác dụng, hiệu quả điều trị cao.
Thuốc dạng xịt đang được xem là thuốc cắt cơn hen tốt nhất cho bệnh nhân và dự phòng cơn hen cấp thường có ba loại chính:
- Khí dung.
- Khí hóa lỏng.
- Thuốc dạng hơi.
Thuốc xịt cắt cơn hen | Thuốc xịt dự phòng hen |
Thuốc chủ vận β2 tác dụng ngắn (SABA) như salbutamol (Ventolin giá bán: 85.000đ, Asthalin giá 75.000đ), Terbutalin (Bricarnyl Turbuhaler) | Thuốc corticoid dạng hít: Beclometason, Budesonide, Fluticasone. |
Thuốc kháng cholinergic dạng hít (Ipratropium) | Thuốc chủ vận β2 tác dụng kéo dài (LABA): Sameterol, Forrmeterol |
Thuốc kết hợp SABA và kháng cholinergic: Bronchodual | Thuốc kết hợp corticoid và LABA: Symbicort, Seretide giá 325.000đ |
2. Tác dụng phụ của các thuốc xịt hen phế quản - hen suyễn
Các thuốc xịt hen có ưu điểm là nhanh thẩm thấu mang lại kết quả cắt cơn hen nhanh chóng, đặc biệt là các cơn hen trầm trọng. Thuốc xịt dung nạp tốt nên có tác dụng giảm triệu chứng bệnh hen suyễn khi điều trị dự phòng.
Tuy nhiên, cũng bởi hiệu quả vượt trội mang lại các thuốc xịt hen suyễn cũng gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là trường hợp liên quan đến quá liều sử dụng khi không sử dụng đúng cách.
Thuốc | Tác dụng phụ thường gặp | Quá liều, dùng kéo dài |
Corticoid | Nấm miệng | Giảm miễn dịch, suy thượng thận |
Kháng cholinergic | Khô họng | Co thắt phế quản |
SABA. LABA | Tăng nhịp tim, chóng mặt | Run chi, hạ kali máu, rối loạn đường huyết |
3. Sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách
Với những ưu điểm vượt trội của thuốc dạng xịt, việc lựa chọn loại thuốc này trong việc điều trị được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu trong việc cách điều trị bệnh hen suyễn cũng như hạn chế mức thấp nhất các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta cần nên:
- Sử dụng thuốc đúng cách.
- Luôn tuân thủ điều trị, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Đặc biệt khi điều trị dự phòng hen thì các thuốc dự phòng hen đường uống được khuyến cáo nên dùng kết hợp và thay thế.
- Sử dụng trong điều trị hen phế quản cấp tính
- Sử dụng trước 10 – 15 phút khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc trước khi vận động nặng để tránh cơn hen.
Đa phần các bệnh nhân thường không biết cách sử dụng thuốc dưới dạng xịt đúng cách, để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, các bạn có thể tham khảo 6 bước sử dụng thuốc dưới đây:
- Bước 1: Lắc bình xịt
- Bước 2: Tháo nắp, xịt 1 lần vào không khí để đảm bảo thuốc được phân tán đều
- Bước 3: Thở sâu để loại bỏ không khí ở phổi càng nhiều càng tốt.
- Bước 4: Ngậm kín môi vào phần miệng ống của bình xịt. Bắt đầu xịt thuốc và cùng lúc hít vào thật sâu, thật dài.
- Bước 5: Nín thở càng lâu càng tốt (khoảng 10 giây) để giúp thuốc có thời gian lắng đọng lại ở bề mặt niêm mạc đường thở.
- Bước 6: Thở ra chậm và nhẹ nhàng.
Sử dụng thuốc dạng xịt đúng cách mang lại tác dụng hiệu quả và hạn chế tác dụng không mong muốn
4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc xịt hen phế quản - hen suyễn
Các thống kê gần đây cho thấy, ở nước ta có gần 4 triệu người mắc hen phế quản và trong đó có tới 60% người bệnh chưa kiểm soát tốt bệnh.
Tỷ lệ tử vong do hen suyễn chỉ đứng sau ung thư và những sai lầm trong điều trị hen suyễn là nguyên nhân chính gây nên điều đó.
Âu cũng là bởi sử dụng thuốc xịt điều trị hen suyễn không đơn giản như các thuốc đường uống thông thường. Việc sử dụng không đúng cách dễ gây nên tình trạng quá liều.
Đi kèm với hiệu quả điều trị cao, thời gian tác dụng nhanh là rất nhiều tác dụng có hại của thuốc dạng xịt. Điển hình như: Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, buồn nôn.
Chóng mặt là tác dụng phụ thường gặp của thuốc xịt hen
Để ngăn ngừa tối thiểu các tác dụng phụ do thuốc gây ra trong quá trình điều trị bệnh hen phế quản, bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây quá liều.
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
- Súc miệng sau khi dùng corticoid dạng phun - hít: giảm thuốc đọng lại ở miệng, họng giúp tránh bị nấm miệng, họng.
- Các thuốc xịt LABA tác dụng kéo dài thường thì bệnh nhân không cảm nhận được ngay tác dụng của thuốc như các thuốc xịt SABA tác dụng ngắn vì thế bệnh nhân thường lặp lại liều xịt dẫn đến quả liều đặc biệt nguy hiểm.
- Các thuốc xịt dạng kháng cholinergic nếu sử dụng bình xịt không đúng cách để thuốc dính vào mắt có thể gây giãn đồng tử và glaucoma góng đóng.
- Các thuốc xịt hen loại kháng cholinergic thường được chỉ định kết hợp với các corticoid dạng xịt chứ không bao giờ dùng đơn độc để dự phòng hen phế quản bởi sẽ gây tăng nguy cơ nhập viện và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân hen.
- Hằng năm cần tiêm phòng vaccin cúm, điều này sẽ giúp hạn chế nhiễm khuẩn, giảm được số lần phải dùng thuốc.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược lành tính nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đế giảm tái phát các đợt cấp; cơn hen cấp của bệnh, giảm được số lần phải dùng thuốc hoặc nhập viện, giảm triệu chứng khó thở, ho của bệnh hen.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành cho bệnh người bệnh hen phế quản.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh hen phế quản.
Ngoài ra, Bảo Khí Khang cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Tác dụng thành phần Bảo Khí Khang
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn - hen phế quản, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm