Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản; đặc trưng bởi hiện tượng sưng và phù nề niêm mạc phế quản. Phế quản bị sưng, phù nề thường gây ra đờmvà ho để tống đẩy đờm nhầy ra khỏi phổi.
Viêm phế quản thường do vi khuẩn hoặc virut gây nên. Trong đó, virut gây nên khoảng 90% các trường hợp mắc viêm phế quản.
Do viêm phế quản phần lớn gây nên bởi virut, để điều trị bệnh, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước, ăn uống đủ dinh dưỡng và tránh xa các tác nhân khói bụi độc hại.
![]()
Cho bé uống bổ sung nước khi bị viêm phế quản
Chỉ sử dụng kháng sinh khi người bệnh bị viêm phế quản do vi khuẩn. Các biểu hiện thường thấy ở người bệnh viêm phế quản do vi khuẩn là: ho và khạc đờm mủ, đờm màu vàng hoặc xanh; bệnh diễn tiến quá 10 ngày; khi xét nghiệm máu thấysố lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao > 10Giga/ lít.
Khi được chẩn đoán viêm phế quản do vi khuẩn, người bệnh có thể được chỉ định điều trị viêm phế quản một số kháng sinh: nhóm betalactam, macrolide và quinolone…Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và phải uống đủ liều quy định để tránh hiện tượng “nhờn thuốc”.
Một số thuốc khác người bệnh có thể được chỉ định sử dụng để điều trị viêm phế quản bao gồm:
- Các thuốc giúp hạ sốt: Nếu viêm phế quản có kèm theo sốt trên 38,5 độ C thì người bệnh cần sử dụng các thuốc hạ sốt. Các thuốchay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như: panadol, efferalgan...
- Bù nước và điện giải: khi bị sốt, người bệnh thường bị mất nước. Do vậy, người bệnh nên uống oresol hoặc nước hoa quả(có pha thêm muối).
- Thuốc ho: Chỉ sử dụng thuốc ho khi người bệnh ho quá nhiều và gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Ho là 1 phản xạ giúp tổng đẩy đờm nhầy ra khỏi đường thở và hạn chế bội nhiễm. Các thuốc hay siro ho thường có tác dụng ức chế phản xạ ho nên người bệnh sẽ ho ít hơn và đờm sẽ ra ít hơn. Do đó chỉ sử dụng thuốc ho khi cần thiết.
- Thuốc long đờm: Đờm trong phế quản nếu được tống đẩy ra khỏi đường thở sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn, người bệnh cảm thấy dễ thở hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng các thuốc long đờm khi người bệnh cảm thấy có nhiều đờm vướng ở cổ gây khó chịu hoặc khi không thể khạc đờm ra như thông thường.
- Thuốc giảm đau: Liều thông thường của Aspirin và Acetaminophen có thể được sử dụng nếu đau ngực hoặc đau nhức cơ thể quá mức. Lưu ý rằng thuốc giảm đau không chữa viêm phế quản nhưng có thể làm giảm đau do các triệu chứng bệnh gây nên. Khi các cơn đau được kiểm soát, việc ho chủ động có thể trở nên tốt hơn.
- Trong trường hợp viêm phế quản kèm theo khó thở, thở rít thì bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng thêm cácthuốc giãn phế quản như salbutamolhoặc theophyllin...
Phi Sơn(biên tập)
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát thành công bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm