Mang thai có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn thông thường vì khả năng miễn dịch của bạn đang thay đổi. Viêm phế quản khi mang thai sẽ tạo ra các rối loạn hô hấp, gây khó chịu cho bạn và cũng đem đến những rủi ro tiềm ẩn đối với thai nhi. Bảo Khí Khang sẽ giúp bạn hiểu về căn bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị nó.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm của hai đường thở lớn nhất nối từ miệng đến phổi.
Viêm phế quản có hai loại:
Viêm phế quản khi mang thai và những điều bạn phải biết
Trong đó, viêm phế quản cấp tính phổ biến ở phụ nữ có thai hơn. Vi khuẩn hoặc vi rút gây viêm phế quản cấp tính, không gây hại nhiều và không truyền bất kỳ vi khuẩn nào từ mẹ sang thai nhi. Và nó cũng có thể điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung đầy đủ nước và điện giải mà hầu như không cần dùng thuốc.
Còn viêm phế quản mãn tính nghiêm trọng hơn, kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có thể gây tổn thương cho phổi cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm đến từ viêm phế quản mạn tính khác nữa.
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản khi mang thai
Một số nguyên nhân phổ biến của viêm phế quản ở những bà mẹ mang thai là:
2.1. Vi rút và vi khuẩn
Gần 90% các trường hợp viêm phế quản là do vi rút. Đó cũng là loại vi rút gây ra cúm và cảm lạnh: coronaviruses, virus parainfluenza và rhovovirus.
Do đó, sự tích tụ chất nhầy do cảm lạnh, cúm hoặc hen suyễn cũng có thể dẫn tới viêm phế quản.
Thỉnh thoảng, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị viêm phế quản khi mang thai.
2.2. Chất kích thích
Các chất kích thích hô hấp thông thường như khói từ thuốc lá, hóa chất, khói hóa chất và các hạt bụi có thể gây ra viêm phế quản.
Hít thở chúng trong khi mang thai cũng sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm hiện có và dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Và khi đó, đứa trẻ của bạn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và các bệnh lý hô hấp cao hơn.
2.3. Tiếp xúc kéo dài với một số chất
Tiếp xúc lâu với bụi, ngũ cốc, amoniac, axit mạnh, clo và những chất độc hại khác cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản.
3. Dấu hiệu viêm phế quản khi mang thai
Các triệu chứng viêm phế quản ở phụ nữ mang thai có thể nhiều hơn, năng hơn một chút so với những người khác do hệ hô hấp và miễn dịch của bạn có sự thay đổi khi bạn mang thai.
Một số dấu hiệu phổ biến là:
- Ho.
- Khó thở hoặc cảm giác nghẹt thở trong cổ họng.
- Sốt nhẹ.
- Đau họng.
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
- Tức ngực.
- Ăn không ngon miệng.
- Khó thở.
Bạn cũng có thể tạo ra chất đờm nhầy có thể có màu vàng, xám.
Nhìn chung, những triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản tương tự như các triệu chứng giai đoạn đầu của SARS – Hội chứng hô hấp cấp tính nặng. Các triệu chứng có thể được điều trị tại nhà.
Viêm phế quản cấp tình thường kéo dài 10-12 ngày và nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện trong khoảng thời gian này, có lẽ nó đã biểu hiện thành dạng mãn tính.
4. Rủi ro nếu bị viêm phế quản khi mang thai
Mặc dù không chắc là bạn sẽ phát triển bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào do viêm phế quản, nhưng có một vài rủi ro mà bạn cần phải lưu tâm.
4.1. Khó thở
Đường thở của bạn sẽ bị sưng, phù nề, tăng tiết dịch do phản ứng viêm, từ đó sẽ cản trở sự di chuyển của không khí trong lòng ống phế quản.
Sự tắc nghẽn này càng lớn cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bạn và thai nhi nhận được càng ít oxy hơn.
4.2. Mất cảm giác ngon miệng
Viêm phế quản cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ thèm ăn của bạn. Khi bạn ăn ít, bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng.
Do đó, nó cản trở sức khỏe và sự phát triển của em bé đang phát triển.
4.3. Các loại thuốc gây hại cho thai nhi
Một số trường hợp viêm phế quản có thể cần điều trị bằng kháng sinh và các loại thuốc khác. Nhưng những điều này có thể gây hại và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Do đó, các bác sĩ thường đề nghị các biện pháp khắc phục triệu chứng viêm phế quản tại nhà và nghỉ ngơi. Và chỉ khi các biện pháp tự chăm sóc này thất bại, các bác sĩ mới cân nhắc kê đơn thuốc điều trị viêm phế quản cho bạn.
4.4. Viêm phổi
Khi tình trạng viêm phế quản không được kiểm soát tốt, viêm sẽ lan xuống phổi.
Mọi triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt sốt cao trong viêm phổi mà kéo dài sẽ là mối nguy hiểm rất lớn đối với thai nhi, đe dọa xảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ hay để lại dị tật cho em bé…
Nhu cầu về thuốc điều trị viêm phổi cũng sẽ gây tác dụng phụ và biến chứng cho thai nhi.
4.5. Sinh non
Ngoài ra, nếu bạn đang bị sốt nhưng bạn không bổ sung đầy đủ chất lỏng. Nó gây mất nước và dẫn đến các cơn co thắt và gây ra chuyển dạ sinh non.
Sốt trong viêm phế quản cũng có thể khiến bé có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng như tật nứt đốt sống và trong một số trường hợp, thậm chí tử vong.
4.6. Sẩy thai
Các trường hợp viêm phế quản nặng có thể phải nhập viện. Theo một nghiên cứu, nhập viện do các bệnh về đường hô hấp có liên quan đến tình trạng vỡ nhau thai.
5. Biện pháp khắc phục tại nhà
Ngay khi các dấu hiệu nhẹ của viêm phế quản xuất hiện, bạn có thể làm theo một số viện pháp khắc phục tại nhà để có thể giảm đi các triệu chứng ấy mà không gây hại cho thai nhi của bạn, như thuốc.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho viêm phế quản cấp tính khi mang thai:
5.1. Súc miệng nước muối
Khuấy một muỗng cà phê muối trong khoảng 250 ml nước và súc miệng với cùng. Điều này có thể làm giảm đau họng và giúp bạn thoát khỏi chất nhầy.
5.2. Hít hơi nước
Đun sôi một nồi nước, tắt bếp và nghé đầu lướt qua lướt lại nồi nước ấy khi nó đã ngừng sủi bọt. Hơi nước sẽ giúp nới lỏng chất nhầy, làm giảm những tắc nghẽn trong cổ họng và mũi của bạn.
Bạn cũng có thể tận hưởng triệt để hơi nước nhờ chùm một chiếc khăn lên đầu để bao trọn nó. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận vì nhiệt độ của hơi nước quá nóng sẽ làm bỏng niêm mạc đường hô hấp của bạn đấy.
5.3. Rửa mũi
Hòa tan 1/2 muỗng muối và 1/2 muỗng baking soda trong 250 ml nước.
Tiếp đó, bạn dựa vào bồn rửa ở góc 45 độ để lỗ mũi của bạn hướng về phía bồn rửa.
Sử dụng ống xilanh để đưa hỗn hợp vào một lỗ mũi trong khi bạn thở bằng miệng. Chất lỏng chảy qua khoang mũi chảy ra qua lỗ mũi khác. Do đó, nó rửa sạch chất nhầy và giúp bạn cảm thấy bớt ngột ngạt.
Điều này, khi lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, nó có thể giúp giảm khó thở.
5.4. Sữa chua
Sữa chua có vi khuẩn lành mạnh còn được gọi là men vi sinh có thể giúp giảm bớt nhiễm trùng đường hô hấp.
6.5. Bột nghệ
Củ nghệ có chứa các đặc tính chống viêm và có thể giúp bạn loại bỏ chất nhầy và giảm đau họng. Chỉ cần thêm một muỗng cà phê bột nghệ vào sữa và đun sôi. Uống khi còn ấm.
5.6. Gừng
Trong căn bếp nhà bạn cũng luôn có một một vị thuốc tự nhiên có đặc tính chống viêm – Gừng. Nó cũng sẽ giúp bạn điều trị viêm phế quản mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Nghiền một ít gừng vào nước sôi và uống chất lỏng này một khi ấm. Bạn cũng có thể muốn thêm một ít mật ong để làm ngọt nó.
Gừng cũng có thể điều trị cảm lạnh thông thường hiệu quả.
5.7. Chanh + Mật ong
Lấy một cốc nước ấm và vắt một ít chanh trong đó và thêm một thì mật ong .
Chanh rất giàu Vitamin C và flavonoid chống nhiễm trùng, và mật ong có đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn chính là liều thuốc sẵn có cho căn bệnh viêm phế quản khi mang thai của bạn.
>>> Ngoài những cách trên để phòng viêm phế quản thì nhiều lương y cũng gửi lời khuyên đến các mẹ bầu bị viêm phế quản:
Chữa viêm phế quản bằng Đông y lành tính cho bà bầu
Đừng bỏ qua bài thuốc dân giảm giảm triệu chứng viêm phế quản nhiệm màu
Lá trầu không cũng có tác dụng điều trị viêm phế quản mẹ bầu đã tìm hiểu chưa?
6. Khi nào gặp bác sĩ?
Tuy nhiên, một số tình huống bạn sẽ phải cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, chẳng hạn như:
- Ho dai dẳng kèm theo đau ngực.
- Ho ra máu.
- Chất nhầy theo sau là đờm có mủ.
- Khó thở.
- Sốt trên 38 độ C.
Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận cả tình trạng của bạn và thai nhi trước khi đưa ra bất kỳ phương pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn cho cả hai. Nếu đó là một trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng phổi và mức độ phát triển của bệnh.
7. Chẩn đoán viêm phế quản khi mang thai
Để chẩn đoán viêm phế quản, bác sĩ sẽ hỏi bạn những triệu chứng mà bạn đã gặp phải, kiểm tra thanh quản và phần xương sườn để phát hiện bất kỳ dấu vết của sưng nào. Bác sĩ cũng sẽ sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim của bạn.
Có một vài xét nghiệm khác mà có thể bạn cần phải thực hiện bao gồm:
- Xét nghiệm đờm: Vì trong đờm có chứa mầm bệnh viêm phế quản nên kiểm tra đờm sẽ giúp xác định xem bạn có cần sử dụng kháng sinh hay không và nếu có thì đó là kháng sinh nào.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định các dấu hiệu của viêm.
- Xét nghiệm chức năng phổi: Bạn cần phải thổi vào một thiết bị gọi là phế dung kể để kiểm tra lượng không khí mà phổi có thể giữ.
- Chụp X – quang: Chụp X – quang ngực sẽ giúp xác định mức độ nhiễm trùng nhưng khi bạn mang thai thì rất hiếm, chỉ những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ mới chỉ định xét nghiệm này. Bác sĩ sẽ luôn cố gắng không sử dụng nó để ngăn ngừa nguy cơ phóng xạ cho thai nhi.
5. Điều trị viêm phế quản khi mang thai
Chẩn đoán và điều trị sớm viêm phế quản ngay khi những triệu chứng mới bắt đầu chớm nở c
5.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Điều trị viêm phế quản khi mang thai như thế nào là phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nhiễm khuẩn
Nếu bệnh viêm phế quản của bạn bị gây ra do nhiễm khuẩn thì sẽ được điều trị bằng một đơn thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thận trọng khi lựa chọn kháng sinh vì nhiều trong số chúng được coi là có hại cho thai nhi.
Dưới đây là danh sách những kháng sinh được coi là an toàn trong khi bạn mang thai:
- Amoxicillin.
- Ampicillin.
- Erythromycin.
- Clindamycin.
- Penicillin.
- Nitrofurantoin.
>>> Cảnh báo: Bạn không nên dùng một vài loại kháng sinh như Tetracycline, Sulfamethoxazole và Trimethoprim vì chúng gây ra những rủi ro nhất định cho em bé. Nhóm kháng sinh nhóm Tetracycline gây đổi màu răng của bé và Sulfamethoxazole và trimethoprim được biết là làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Vi rút
Nếu bệnh viêm phế quản của bạn bắt nguồn từ một loại vi rút, bạn sẽ không cần dùng kháng sinh vì chúng không có tác dụng chống lại vi rút.
Khi đó, thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong một vài ngày.
Nhưng nếu các triệu chứng tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn để có đơn thuốc tốt hơn kiểm soát các triệu chứng và sử dụng kháng sinh nếu viêm phế quản đã bội nhiễm.
5.2. Điều trị theo tam cá nguyệt
Phương pháp điều trị viêm phế quản cho phụ nữ có thai cũng có thể phụ thuộc vào tam cá nguyệt nào mà họ đang ở.
Tam cá nguyệt đầu tiên:
Tam cá nguyệt đầu tiên hay còn gọi là 3 tháng đầu của thai kỳ, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 tính từ thời điểm đó.
Nếu bạn đang mang ở giai đoạn này, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một liệu pháp chống viêm, chẳng hạn như thuốc Bioparox mang lại hiệu quả cục bộ để giữ an toàn cho thai nhi.
Bạn cũng sẽ thường được cung cấp một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
Tam cá nguyệt thứ hai:
Tam cá nguyệt thứ hai hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần 27 của thai kỳ.
Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin là lựa chọn trong giai đoạn này.
Các thuốc bromhexine, ambroxol, halixol và mukaltin cũng được dùng để giảm ho và sưng.
Tam cá nguyệt thứ ba:
Tam nguyệt thứ ba hay còn gọi là 3 tháng cuối của thai kỳ, được tính từ tuần thứ 28 đến tuần 40, hoặc khi bạn có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở.
Nếu có nhiễm trùng trong tử cung, một liệu pháp miễn dịch tiêm tĩnh mạch sẽ được thực hiện. Dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng này mà việc điều trị cho sinh non hoặc có thể bị sẩy thai cũng sẽ được thực hiện.
7. Phòng ngừa
Mặc dù bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng nếu bạn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh viêm phế quản nếu bạn có các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong thai kỳ.
- Tránh xa những người bị viêm phế quản. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ ai xung quanh có dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn cần sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên và sử dụng chất khử trùng có cồn. Nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus.
- Hạn chế tiếp xúc với tất cả các chất kích thích như khói hóa chất và chất tẩy rửa gia dụng, vì chúng làm nặng thêm niêm mạc phế quản và khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm virus.
- Xây dựng khả năng miễn dịch của bạn với giấc ngủ, tập thể dục, chế độ ăn uống và lối sống thích hợp.
- Tiêm phòng ngừa cúm. Vacxin này thì an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé.
LỜI KẾT: Mọi thứ dường như đều trở nên nghiêm trọng hơn khi có một đứa trẻ đang phát triển trong cơ thể bạn, và viêm phế quản khi mang thai cũng thế. Do đó, nếu bạn cảm nhận được dù chỉ một vài dấu hiệu bất thường nào thôi, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ của bạn để có các biện pháp điều trị phù hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm