Trong rất nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp ở người lớn, viêm phế quản là căn bệnh rất phổ biến mang lại nhiều khó khăn, rắc rối cho cuộc sống và công việc của người bệnh. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào? Việc phòng, điều trị bệnh có dễ dàng? Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
![Viêm phế quản là gì]()
Viêm phế quản gây ho nhiều
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản?
Nguy cơ mắc viêm phế quản tăng lên rất cao đối với những người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các chất kích thích, cơn cấp tái phát khi thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, hít phải tác nhân gây kích ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc…
![]()
Viêm phế quản ở người lớn
Thông thường, viêm phế quản được chia thành hai loại cơ bản : Viêm phế quản cấp tính (VPQ cấp) và viêm phế quản mạn tính (VPQ mạn).
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai loại cấp và mạn trong viêm phế quản, cho rằng người lớn chỉ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Dưới đây là những thông tin chi tiết, giúp người bệnh có đầy đủ hiểu biết để phân biệt giữa viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn.
Những điểm khác biệt giữa Viêm phế quản cấp và mạn
Cùng là bệnh lý viêm phế quản nhưng thể cấp tính và mạn tính lại có những biểu hiện và tính chất khác nhau, dẫn đến hướng điều trị và chăm sóc cũng có nhưng lưu ý riêng. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 thể bệnh này?
| Viêm phế quản cấp | Viêm phế quản mạn |
Khái niệm | Diễn tiến của bệnh kéo dài dưới 6 tuần và thường được cải thiện từ 5-7 ngày điều trị. | Bệnh thường kéo dài hơn 6 tuần, hay tái phát vào mùa thu hoặc đông. |
Nguyên nhân | -Thường gặp: +Do virus tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản gây viêm nhiễm. + Sức đề kháng thấp - Nguyên nhân khác: Nhiễm trùng, hóa chất, hơi bụi, các chất ô nhiễm... làm cho đường phế quản bị kích ứng. | -Thường gặp: +Do khói thuốc lá (dù người hít phải có thụ động hay chủ động) + Nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xuyên tái diễn +Ho kéo dài và viêm phế quản cấp không được điều trị - Nguyên nhân khác: Do khói, bụi, ô nhiễm không khí… |
Đối tượng hay mắc | Ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng hay thường gặp ở trẻ em. | Những người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên, thường là người cao tuổi, người thường xuyên hút thuốc lá. |
Mục đích điều trị | - Giảm nhanh các triệu chứng cấp như : ho, khó thở, long đờm, lưu thông đường thở. - Ngăn chặn tiến triển của bệnh. - Điều trị kịp thời để không gây các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể như: viêm phế quản mạn, hen phế quản, áp xe phổi… | - Ngăn chặn các tiến triển của bệnh cũng như biến chứng do viêm phế quản mạn gây ra. - Giảm tuần suất tái phát các đợt cấp. |
Viêm phế quản ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của người bệnh
Bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh.
Viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Khi mắc phải, người bệnh luôn trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi, sốt vừa cho đến cao, đau lưng, ho khan hoặc ho có đờm khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.
![viêm phế quản gây đau lưng]()
Viêm phế quản gây đau lưng
- Viêm phế quản mạn tính. Ở người lớn tuổi, viêm phế quản cấp cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên căn bệnh viêm phế quản mạn tính nếu như không được chữa trị triệt để khi chức năng miễn dịch suy yếu kèm với sự suy nhược, lão hóa của cơ thể mỗi ngày một tăng khiến viêm phế quản tái phát đi tái phát lại.
- Hen phế quản. Việc lơ là, chủ quan trong quá trình điều trị là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến biến chứng hen phế quản từ viêm phế quản cấp.
- Áp xe phổi. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất từ viên phế quản cấp chính là áp xe phổi hay hiểu nôm na là nhiễm trùng phổi. Khi đã bị nhiễm trùng phổi, bệnh nhân có tỉ lệ tử vong rất cao khi những mô phổi dần bị hoại tử từ những ổ viêm nhiễm.
Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính thường hay gặp 3 triệu chứng: Ho, khạc đờm nhày, mủ và khó thở diễn biến liên tục trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc cũng như hoạt động thường ngày cho người bệnh, làm suy giảm đáng kể chất lượng của cuộc sống, kinh tế của bệnh nhân và gia đình.
Khi tình trạng viêm phế quản nặng hơn, việc khó thở nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu dưỡng khí gây nên sự mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng khác của cơ thể như: hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương.
![Viêm phế quản mạn khiến người bệnh sụt cân, chán ăn]()
Viêm phế quản mạn khiến người bệnh sụt cân, chán ăn
Là một bệnh mạn tính với tình trạng tiến triển thường xuyên, nặng dần kèm theo nhiều biến chứng sẽ làm cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong
Việc không điều trị triệt để hoàn toàn các triệu chứng cũng như tình trạng bệnh viêm phế quản cấp, để tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm phế quản mạn.
Ngoài ra trong quá trình diễn biến bệnh viên phế quản mạn cũng có thể xuất hiện các đợt cấp.
Biện pháp kết hợp để phòng bệnh viêm phế quản, ngăn ngừa tái phát
Như vậy việc phòng tránh, điều trị bệnh viêm phế quản ở người lớn là rất cần thiết để hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống và giảm thiểu biến chứng gây ra do bệnh. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để tăng cường sức khỏe đường hô hấp:
- Đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với người bệnh
- Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe sức đề kháng.
- Ăn uống hợp lí, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết.
- Tránh ở những nơi có nhiều khói bụi, hạn chế việc hút thuốc
- Tránh tiếp xúc các tác nhân gây kích ưng như lông chó, mèo…
![Phòng viêm phế quản]()
Tránh khói bụi ô nhiễm để phòng ngừa viêm phế quản
- Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hằng ngày. Giữ ấm ngực, mũi, họng, chân và đeo khẩu trang khi thời tiết lạnh.
- Hạn chế hút thuốc cũng như sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lào.
- Khi có các triệu chứng về bệnh đường hô hấp như ho, long đờm… cần nên điều trị triệt để tránh tái diễn thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính và ngăn chặn đợt cấp của bệnh như sản phẩm Bảo Khí Khang.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp khá chi tiết về bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính để mọi người có thể nắm rõ và có cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả.
Dược sĩ Thu Hà
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Gần 600.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, hơn 95% thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
![tác dũng chữa viêm phế quản của bao khí khang]()
Bạn đọc cũng có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.0055 để gặp Dược sĩ và nghe tư vấn. Hoặc xem Điểm bán Bảo Khí Khang để mua sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính được nhiều người tin dùng hiện nay.
Bạn cũng có thể đăng ký thông tin tại đây để Dược sĩ của Bảo Khí Khang liên hệ lại tư vấn:
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnhệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm