Vì sao bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD trong thời tiết giao mùa lại trở nặng là nỗi băn khoăn thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Hàng năm cứ đến hẹn lại lên, mỗi khi thời tiết giao mùa thì những đợt cấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lại xuất hiện trở lại. Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát được tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD trong thời tiết giao mùa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu vài nét về bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là 1 trong những bệnh lý hô hấp phổ biến hàng đầu ở nước ta. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được đặc trưng bởi tình trạng hạn chế luồng thông khí thở ra dai dẳng không hồi phục.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ xuất hiện cơn cấp khi có sự tiếp xúc đáng kể với các hạt hay khí độc hại ở ngoài môi trường như khói bụi, môi trường ô nhiễm… Và trong đó khói thuốc là được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn COPD. Các tác nhân này sẽ làm thay đổi cấu trúc dẫn tới hẹp các đường thở nhỏ và gây ra phá hủy nhu mô phổi. Từ đó làm rối loạn luồng thông khí ra vào phổi đây là một đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
2. Vì sao bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD trong thời tiết giao mùa lại trở nặng?
Thời điểm giao mùa là 1 trong những nỗi lo lớn nhất của người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bởi vì đây là khoảng thời gian các đợt cấp của bệnh lý này xuất hiện ồ ạt. Và theo tìm hiểu tại một số cơ sở y tế thì cứ đến thời điểm giao mùa là số lượng bệnh nhân đến khám vì khó thở do bệnh COPD lại tăng vọt.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hay ngược lại thì người bệnh rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các loại vi sinh vật này sẽ gây nên tình trạng viêm phổi hay viêm long đường hô hấp trên và đây sẽ là yếu tố làm khởi phát một đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Với những tổn thương vốn có ở phổi thì khi xuất hiện thêm tình trạng nhiễm khuẩn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh nền. Từ đó xuất hiện đợt cấp COPD và được đặc trưng bởi tình trạng tăng tiết đờm có kèm theo các cơn khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy hô hấp trên bệnh nhân. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng một khi đợt cấp xảy ra.
Mặt khác, không phải tất cả người bệnh chỉ bị mắc đơn thuần bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mà trên thực tế thì không ít người bệnh có tình trạng chồng lấp giữa bệnh COPD và bệnh hen. Trong đó, bệnh hen lại là một bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng nên sẽ dễ bị chịu ảnh hưởng khi thời tiết chuyển giao mùa. Nếu như không điều trị kịp thời thì khi có các đợt cấp thì bệnh nhân dễ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp và thậm chí là tử vong. Chính vì thế, giao mùa là thời điểm mà người bệnh cần phải thận trọng hơn trong bước dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
3. Cần làm gì để phòng ngừa tái phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD khi thời tiết giao mùa?
Nếu như biết cách phòng tránh thì thực ra thời điểm giao mùa đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng không đáng sợ đến thế. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần chú ý những điều sau khi vào thời điểm thời tiết giao mùa:
Tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh lý mạn tính kéo dài. Chính vì vậy cách tốt nhất để hạn chế xuất hiện đợt cấp là bệnh nhân cần tuân thủ điều trị thật tốt để kiểm soát tốt bệnh ngay cả những thời điểm khác trong năm. Và việc uống thuốc theo đơn, tái khám định kỳ là những điều luôn luôn phải thực hiện.
Bỏ hút thuốc lá
Thuốc lá vốn được xem như là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Các nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ bị mắc bệnh sẽ tăng theo cùng với số lượng thuốc và số năm người bệnh đã hút thuốc. Tương đương với điều này, nếu như bỏ thuốc lá thì tình trạng bệnh cũng cải thiện đáng kể. Vì vậy, bỏ thuốc lá là một điều bắt buộc đối với người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Cần hạn chế tiếp xúc khói bụi độc hại
Bên cạnh bỏ thuốc lá thì người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi độc hại. Do đó việc vệ sinh môi trường sống xung quanh là điều vô cùng cần thiết. Đối với những người mà yêu cầu nghề nghiệp không được tránh khỏi việc tiếp xúc thì cần có phương tiện bảo hộ phù hợp khi làm việc.
Tránh để bị cảm lạnh
Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian mà thời tiết sẽ dễ dàng thay đổi đột ngột thì người bệnh không nên tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, cũng nên chú ý giữ ấm cho cơ thể khi ra ngoài và không được tắm khuya. Đối với người cao tuổi, việc tập thể dục buổi sáng là rất tốt tuy nhiên cũng nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng trong nhà và không nên ra ngoài vào lúc sáng sớm.
Tập thể dục để tăng sức đề kháng
Sức đề kháng chính là vũ khí vô cùng đắc lực để chống lại bệnh tật. Việc tập thể dục thường xuyên và đồng thời có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý là những điều vô cùng cần thiết. Bởi vì việc này sẽ giúp người bệnh hạn chế bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn và đặc biệt là thời điểm giao mùa. Nhờ vậy, cũng hạn chế những đợt cấp bùng phát hơn.
Trên đây là những điều cần lưu ý để có thể dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD trong thời tiết giao mùa. Qua bài viết trên, mong rằng căn bệnh này sẽ không còn là nỗi ám ảnh của người bị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nữa.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm