Tỏi là một gia vị phổ biến trong mỗi căn bếp, tuy nhiên tỏi còn được coi như vị thuốc chữa viêm phế quản hiệu quả nhưng không hề có tác dụng phụ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những mẹo nhỏ áp dụng mỗi khi mắc bệnh viêm phế quản khi thời tiết thay đổi nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Tác dụng phòng và chữa bệnh viêm phế quản của tỏi
Tác dụng của tỏi là điều nhiều nhà khoa học đang muốn khám phá thêm. Tuy nhiên chỉ với những công dụng của tỏi đã được công nhân thì tỏi xứng đáng được gọi là thần dược có trong căn bếp của mỗi gia đình.
Chúng ta thử điểm qua một số tác dụng của tỏi dã được các nhà khoa học chứng minh nhé:
- Giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
- Ức chế hình thành mảng xơ vữa động mạch
- Giảm mỡ máu
- Ngăn ngừa vôi hóa ở tim
- Giảm huyết áp
- Chống nhiễm trùng
- Phòng các bệnh cảm lạnh thông thường
- Giúp cơ thể loại bỏ chì
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Mặc dù với hàng dài những tác dụng của tỏi như trên, nhưng trong khuôn khổ bài viết bài này chúng ta chỉ để cập đến công dụng của tỏi liên quan đến bệnh viêm phế quản thôi nhé!
Tỏi chứa hàm lượng allicin cao, đây được coi là hoạt chất quý có trong tỏi. Nghiên cứu điển hình trên trực khuẩn và liên cầu khuẩn đã được công bố năm 2004, cho kết quả thật đáng ngờ, allicin có tác dụng chống lại sự nhân lên của những vi khuẩn này một cách đáng kể.
Allicin làm tăng hoạt động của chất kích thích TNFα – đây là một chất điều hòa trung tâp hoạt động của hệ miễn dịch. Khi chất này được tăng hoạt động đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của bạn cũng được tăng cường.
Tỏi đẩy lùi viêm phế quản – điều không ai ngờ tới!
2. Cách dùng tỏi chữa viêm phế quản
2.1 Ăn tỏi sống
Tỏi được coi như một kháng sinh tự nhiên, chính vì vậy nó có thể được dùng đơn đọc mà vẫn cho hiệu quả điều trị tốt. Bạn có thể dùng 1 – 2 nhanh tỏi/ lần, ngày dùng 2 lần.
Đây là cách đơn giản nhất, nhưng không phải ai cùng ăn được trực tiếp tỏi sống bởi mùi vị của nó khá kén người dùng. Nếu bạn không thể ăn được tỏi sống thì có thể theo dõi những phần dưới đây để chọn được cách phù hợp cho mình nhé.
2.2 Bộ tứ quyền lực - Tỏi, giấm ăn, mật ong và đường đỏ
Nguyên liệu
- Tỏi 250g
- Đường đỏ 90g
- Mật ong
- Giấm ăn
Cách làm
- Tỏi bóc vỏ, đập dập đem ngâm cùng với giấm ăn, mật ong, đường đỏ
- Ngâm hỗn hợp trên trong 15 ngày là có thể sử dụng
Cách dùng
- Mỗi lần dùng khoảng 20 ml, ngày dùng 3 lần
- Có thể pha trong 200ml nước ấm để dùng
Tỏi và tác dụng không ngờ - chữa viêm phế quản!
2.3 Đắp tỏi vào huyệt Dũng Tuyền
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Khánh Toàn việc kích thích thường xuyên và đúng cách vào huyệt đạo này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe về tinh thần và thể chất, bao gồm cả việc “chấm dứt” những con ho do viêm phế quản mang lại.
Đây là một huyệt đạo nằm ở trong lòng bàn chân. Bạn có thể dễ dàng xác định vị trí của huyệt đạo này bằng cách co bàn chân và các ngón chân lại, khi đó xuất hiện vết lõm trong lòng bàn chân bạn, ví trị huyệt dung tuyền nằm ở 1/3 trước gan bàn chân.
Huyệt dung tuyền như sợi dây vô hình nối thẳng lên tạng phế, làm tăng cường chức năng của tạng phế. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua cách làm đơn giản nhưng hiệu quả này nhé:
Nguyên liệu:
- Tỏi đã bóc vỏ 200g
- Một miếng vải để cố định tỏi lên gan bàn chân
Cách làm:
- Dùng 2 tay mát xa trong 2 phút cho gan bàn chân nóng lên hoặc ngâm chân 10 phút trong nước muối ấm
- Dùng 2 ngón tay cái day đồng thời huyệt Dũng tuyền ở 2 chân trong vòng 2 phút
- Sau khi đã bấm huyệt xong, bạn đắp tỏi đã xay nhuyễn lên vị trí huyệt đạo, dùng mảnh vải cố định lại
- Làm theo cách này 1 – 2 lần một ngày, tốt nhất là làm trước khi đi ngủ trưa và tối
Đắp tỏi vào huyệt dung tuyền làm giảm ho trong viêm phế quản!
2.4 Tỏi, cà chua và chanh
Chuẩn bị:
- Tỏi 4 tép
- Chanh 1 quả
- Cà chua 2 quả
Cách làm:
- Chanh, cà chua rửa sạch, tỏi bóc lớp vỏ lụa màu trắng
- Cho tỏi vào máy xay, xay mịn
- Chanh vắt lấy nước cốt
- Cà chua dùng máy ép hoa quả lấy nước, bỏ phần bã
- Trộn hỗn hợp nước ép cà chua, nước cốt chanh và tỏi vào với nhau, dùng thìa đảo đều
- Ngâm hỗn hợp trong 30 phút đến 1 giờ là có thể dùng ngay
Cách dùng:
- Hỗn hợp thu được, dùng 1 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 thìa café
- Có thể chia nhỏ số lần dùng thành 2 – 3 lần trong ngày
2.5 Tỏi, gừng và đường trắng
Nguyên liệu:
- Gừng tươi 500g (đã rửa sạch, cạo vỏ)
- Tỏi 500g (đã bóc vỏ)
- Đường trắng
Cách làm:
- Lấy gừng tươi và tỏi đã loại sạch vỏ giã nhuyễn, lọc lấy nước
- Thêm lượng đường vừa đủ, khuấy đều đến khi tan hết là dùng được
Cách dùng:
- Lượng nước thu được chia đều cho 2 ngày sử dụng
- Trước khi sử dụng có thể làm nóng lên tăng tác dụng điều trị
Tỏi, gừng và đường trắng – bộ 3 kết hợp trong điều trị viêm phế quản
3. Những lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm phế quản
Mặc dù có tác dụng to lớn, nhưng bạn cũng đừng chủ quan bởi vì sẽ có những lưu ý nho nhỏ khi dùng loại “thần dược” này, cùng đọc tiếp để biết nhé:
3.1 Bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống
Khi bạn bị tiêu chảy, thành niêm mạc ruột của bạn đang xảy ra phản ứng viêm cục bộ, những mạch máu tại đó sưng đỏ, xuất huyết, giãn mạch dẫn đến xuất huyết.
Allicin có trong tỏi là chất làm tăng kích thích thành ruột, làm tăng tình trạng phù nề, nghẽn các mạch máu tại ruột… chính vì vậy những triệu chứng bệnh tiêu chảy sẽ diễn ra nặng nề hơn.
3.2 Không tự ý ngừng sử dụng thuốc tây khi áp dụng các biện pháp chữa viêm phế quản bằng tỏi
Mặc dù tỏi có chứa những hoạt chất quý, nhưng nó cũng không thể thay thế được đơn thuốc của bác sỹ. Chính vì vậy hãy kết hợp một cách thông minh giữa tỏi và thuốc tây, để có thể đẩy lùi nhanh chóng viêm phế quản bạn nhé.
3.3 Khi có các biểu hiện dị ứng.
Khi bạn dùng tỏi để điều trị viêm phế quản xuất hiện dấu hiệu ợ nóng, đầy hơn, dạ dày khó chịu hay bị nổi mẩn ngứa… rất có thể bạn đang bị dị ứng. Trường hợp này là rất hiếm gặp, tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan, hãy ngưng ngay việc sử dụng tỏi và đến gặp bác sỹ nếu có những dị ứng nghiêm trọng bạn nhé!
3.4 Người người bị bệnh về gan
Với những người bệnh gan tỏi không còn là một vị thuốc nữa. Nguyên nhân gây ra bởi sự kích thích dạ dày, làm ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm chậm tiêu hóa thức ăn.
Đồng thời, những thành phần bay hơi có trong tỏi làm giảm hemoglobin – thành phần quan trọng của hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, làm gan phải hoạt đồng nhiều hơn để sản xuất máu cho cơ thể
2.5 Không dùng tỏi khi đói
Cũng do tỏi có khả năng kích thích nhu động đường tiêu hóa, nên dùng tỏi khi đói một cách thường xuyên sẽ làm bạn đến gần hơn với viêm loét dạ dày đấy.
3.4 Cách khử mùi hôi sau khi dùng tỏi
Mặc dù đã được kết hợp những vị thuốc khác tuy nhiên mùi đặc trưng của tỏi vẫn có thể lưu lại sau khi dùng. Vậy có cách nào khỏi bệnh viêm phế quản mà vẫn tự tin về hơi thở của mình?
Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mùi khó chịu này bằng một số mẹo nhỏ đơn giản sau
- Dùng nước chè đặc xúc miệng 2 – 3 lần
- Dùng nước muối pha loãng súc miệng
- Nhâm nhi café đen không đường
- Đánh răng bằng nước ấm hòa baking soda
Trên đây 05 cách dùng tỏi chữa viêm phế quản cùng với những lưu ý đi kèm khi dùng loại gia vị đa tác dụng này. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn mỗi khi mắc viêm phế quản, cũng như các bệnh đường hô hấp khác.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm