Dù đến từ nguyên nhân nào đi chăng nữa khi có dấu hiếu đau tức ngực người bệnh cũng không nên chủ quan bởi nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại hậu quả xấu, khó lường, vì vậy xin đừng chủ quan. Dưới đây là một số thông tin cần biết nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau thắt ngực .
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Đau thắt ngực là gì?
Đau thắt ngực là cơn đau tức, thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Tình trạng này có thể hồi phục được. Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no.
Đau thắt ngực là một biểu hiện phổ biến trong các bệnh về tim mạch và hô hấp
Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở. Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường ngắn 2-5 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (trinitrine).
Cơn đau thắt ngực thường kèm theo các triệu chứng như khó thở nhanh, nông, đánh trống ngực, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi…
2. Đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh gì?
Đau thắt ngực có thể xảy ra ở bên ngực trái hoặc phải biểu hiện những nguyên nhân bệnh khác nhau
2.1. Đau thắt ngực trái
Đa số những cơn đau thắt ngực trái đều có liên quan đến bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Vữa xơ gây ra các tổn thương ở thành động mạch vành, gây hẹp ở các thân động mạch vành (động mạch vành đoạn thượng tâm mạc và động mạch vành đoạn gần). Các tổn thương này diễn tiến thành từng đợt.
Bệnh có thể trầm trọng hơn nếu có hiện tượng co thắt mạch vành, loét mảng xơ vữa, cục máu đông hoặc xuất huyết trong thành mạch. Dẫn đến các động mạch cung cấp máu , oxy cho tim bị thu hẹp dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy cho tim.
Cơn đau tức ngực trái như thắt lại xảy ra khi nhu cầu oxy của tim vượt quá khả năng chu cấp của hệ thống mạch vành. Những cơn đau thắtt ngực ở bệnh mạch vành có thể mơ hồ kiểu như có gì chẹn ngực, co thắt hoặc là như là có vật gì nặng đè ép lên ngực và cơn đau thường lan xuống cả cánh tay trái.
Cơn đau ngực trái thường xuất hiện đột ngột
Người bệnh hay không có cảm giác như là đau. Lưu ý là những người bệnh mô tả điểm đau chính xác ở vùng mỏm tim, đau nhói thoáng qua thì thường không phải là đau thắt ngực do suy vành. Cơn đau thường kéo dài không quá vài phút.
2.2. Đau thắt ngực phải
Khi bị thiếu máu cơ tim do mạch vành bị hẹp, người bệnh sẽ có cảm giác bị đè nặng, khó thở cảm giác như bị bóp nghẹt. Thông thường, mọi người sẽ cảm thấy đau tức ngực trái, nhưng vẫn có những trường hợp người bệnh lại đau bên ngực phải trong trường hợp người có đảo lộn phủ tạng tim nằm ở bên phải (cực kì hiếm gặp).
Bên cạnh đó đau thắt ngực phải cũng cảnh báo một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, …Thường các bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, tức ngực kèm khó thở, ho khan liên tục. Một số trường hợp có thể kèm sốt, rét run tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Đồng thời, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói thoáng qua, biểu hiện rõ qua những cơn ho, hắt hơi, cử động hít sâu. Cảm giác đau thường sẽ lan qua vùng vai gáy, đau giảm khi nín thở.
Vì các triệu chứng thường phức tạp, dễ nhầm lẫn nên để chắc chắn mình có bị các bệnh đã kể trên hay không, tốt nhất bạn nên thăm khám sớm, không nên chủ quan mà cần có phương án để điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm:
3. Đau thắt ngực có phải là triệu chứng nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên, đau thắt ngực là triệu chứng của nhiều bệnh nó có thể do căng thẳng mệt mỏi kéo dài không đáng lo ngại,chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian triệu chứng sẽ tự động thuyên giảm.
Tuy nhiên, đau thắt ngực cũng cảnh báo một số bệnh tương đối nguy hiểm về tim mạch cũng như hô hấp chính vì thế người bệnh cần đến các cở y tế để được chẩn đoán hình ảnh và thực hiện một số xét nghiệm lâm sang để tìm ra nguyên nhân chính xác và tìm ra hướng điều trị hiệu quả, hạn chế những biến chứng không đáng có.
4. Làm thế nào để vượt qua đợt cấp của cơn đau thắt ngực?
Khi lên cơn đau thắt ngực bệnh nhân nên đứng im, ngừng các cử động, nhẹ nhàng tìm một vị trí để ngồi nghỉ, hạn chế di chuyển tối đa có thể, thường thì chỉ nghỉ ngơi như vậy một lát cũng có thể hết đau nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng lên thì cần phải dùng thuốc và đưa đến bệnh viện.
Nếu bạn đang nằm hãy cố gắng ngồi dậy tựa lưng vào gối, chếch khoảng 45 độ so với thành giường, hít thở sâu thở ra nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
5. Cách phòng tránh cơn đau thắt ngực
Cân bằng lối sống: Điều chỉnh lối sống lành mạnh là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt với những người thường xuyên đau thắt ngực. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi tắm nước lạnh, gặp luồng gió lạnh, khi cảm xúc mạnh như vui mừng, buồn bực, lo âu, sau khi ăn no, uống rượu, hút thuốc lá..., chính vì thế người bệnh nên tập cách cân bằng cảm xúc hạn chế căng thẳng hay vui mừng quá độ đồng thời hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để phần nào hạn chế được những đợt đau cấp xảy ra.
Bệnh nhân cũng cần biết cách xử trí để tự cứu mình khi cơn đau đột ngột xảy ra như ngừng ngay mọi hoạt động, nằm yên tại chỗ, luôn đặt phím tắtđể gọi điện được ngay cho người thân hoặc điện thoại cấp cứu 115.
Đi thăm khám sớm để xử trí kịp thời nguyên nhân gây ra đau thắt ngực
Thăm khám sức khỏe: khi đã điều chỉnh lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng stress mà những cơn đau ngực vẫn liên tiếp xảy ra thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sỏ y tế đẻ được thăm khám và tìm ra căn nguyên của bệnh và có cách điều trị tốt nhất. Đồng thời tuân thủ lời khuyên của bác sĩ.
Đặc biệt với các trường hợp đau thắt ngực do bệnh hô hấp mạn hay bệnh tim mạch thì người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kì đều đặn 3 tháng 1 lần để nắm bắt được tình hình sức khỏe chung và diễn biến của bệnh tình để có hướng xử trí kịp thời.
Khi bị đau thắt ngực do các bệnh lý hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, COPD, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18000055 để được tư vấn về bệnh và có được thông tin chi tiết về sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Ds. Thu Hà
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Trên đây là 7 bước để bạn có thể phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Duy trì những thói quen này chắc chắn sẽ giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh hơn.
Ds. Thu Hương
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm