Ho là triệu chứng hay gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ nhưng thường xảy ra vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho được phân thành 2 loại: ho khan và ho có đờm. Ho khan gây ngứa, rát cổ họng và không kèm theo chất nhầy, đờm thường gây khàn giọng, mất giọng.
Ho là triệu chứng hay gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ nhưng thường xảy ra vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho được phân thành 2 loại: ho khan và ho có đờm. Ho khan gây ngứa, rát cổ họng và không kèm theo chất nhầy, đờm thường gây khàn giọng, mất giọng.
Ho khan thường xảy ra khi hít phải khói, bụi hay dị vật hoặc các chất kích thích: khói thuốc, mùi hóa chất….Ho có đờm là cơn ho có kèm theo đờm, chất nhầy và khiến người bệnh có cảm giác nặng ngực, khó thở,….Ho có đờm có thể là triệu chứng của các bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay bệnh lý ở phổi.
![]()
Ho khan xảy ra khi hí phải khói bụi...
Điều trị ho sao cho đúng?
Thông thường, những người bị ho tự ý ra hiệu mua thuốc Tây về uống mà không cần chỉ định của bác sĩ, một số người khác thì mua kháng sinh khiến cho triệu chứng nhiều khi không giảm mà còn nặng nề hơn. Các bác sĩ khuyên, những người đang bị ho nên tránh các chất kích thích như bụi, khói ô nhiễm, không ăn đồ cay, nóng, lạnh dễ gây kích thích vòm họng và phải giữ ấm cổ, ngực khi đi ra ngoài trời lạnh. Đồng thời, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, khuynh diệp xông hơi nóng để hít ngửi sẽ giúp làm loãng đờm, chất nhầy nên dễ khạc ra hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành để hỗ trợ thêm.
![]()
Người bị ho nên uống nước cam và ăn nhiều hoa quả
Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị ho được bán tại các hiệu thuốc tân dược và được bào chế ở nhiều dạng khác nhau: si rô, viên ngậm, viên uống với nhiều thành phần từ kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm đến các thảo dược….Các thuốc này đều có thể dùng chữa ho khan và ho có đờm tuy nhiên phải thận trọng khi dùng cho trẻ em.
Nếu ho kéo dài trên 1 tháng, điều trị bằng các thuốc không giảm, có kèm theo sốt hoặc ho ra máu, thở nông, đau ngực,…hay bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc hen suyễn, lao phổi, tăng huyết áp, dạ dày,…nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư bấn vấn kịp thời.
Để không bị mắc ho, chúng ta nên tăng cường các biện pháp phòng bệnh, nhất là vào mùa đông như: thể dục, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng hằng ngày, tạo môi trường sống trong lành, không hút thuốc lá, thuốc lào để có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng.
Có rất nhiều bài thuốc giảm ho được bào chế từ các loại thảo dược dễ kiếm, dễ làm. Nếu không muốn sử dụng các loại thuốc chống ho mua ở hiệu thuốc, bạn có thể tự chế các loại si rô ho để sử dụng tại nhà cho cả gia đình. Không những có tác dụng chữa ho mà còn có thể dự phòng các chứng viêm đường hô hấp thông thường.
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.0055
Ngô Hoài
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm