Hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Lý do có thể không đáng lo sợ nhưng đôi khi lại liên quan đến những bệnh lý tương đối nguy hiểm. Vậy, tim đập nhanh, khó thở là triệu chứng của bệnh gì, cách phòng ngừa và khắc phục ra sao?
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Tim đập nhanh là gì?
Tim đập nhanh là triệu chứng nói về nhịp tim cao hơn mức bình thường. Đối với trẻ nhỏ và người lớn nhịp đập của tim thường dao động trong khoảng từ 60 đến 100 lần/phút.
Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì?
Tuy nhiên nhịp tim còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi, giới tính , tình trạng sức khỏe, tâm trạng,…
Để xác định nhịp tim có nhanh hay không ta thường đo mạch lúc nằm nghỉ. Người có nhịp tim nhanh là người có nhịp tim trung bình trên 100 nhịp/phút.
2. Khó thở là gì?
Khó thở là cảm giác khó khăn khi hít thở và không lấy đủ không khí. Khó thở thường kèm cảm giác mệt mỏi, căng tức ngực đôi khi là hoảng loạn, chóng mặt.
Để dễ thở hơn, người bệnh cần phải ngồi dậy, thẳng lưng cố gắng hít chậm mới thấy dễ chịu hơn.
Bên cạnh cảm giác khó thở người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: khò khè, suy nhược, mệt mỏi và tức ngực.
3. Mối liên hệ giữa tim đập nhanh và khó thở
Trong cơ thể con người, trái tim và phổi có mối quan hệ gắn bó với nhau, các hoạt động của tim và phổi luôn có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự sống của con người.
Chẳng hạn như khó thở do sự tích tụ, ứ tắc chất lỏng tại phổi hoặc tim phải khiến tim đập nhanh hơn để chống áp lực này. Khi tim đập nhanh hơn, phổi cũng phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo lượng máu lên phổi phải nhận đủ oxy trước khi về tim và bơm đi nuôi khắp cơ thể.
4. Triệu chứng khó thở tim đập nhanh là bệnh gì?
Tim đập nhanh, khó thở không phải là bệnh, các triệu chứng này có thể xuất hiện ở người hoàn toàn khỏe mạnh khi họ vận động cường độ cao hoặc tâm trạng bất ổn, cảm xúc quá mãnh liệt cũng có thể dẫn đến tim đập nhanh và khó thở.
Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng trên cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh lý về đường hô hấp và tim mạch.
4.1. Các bệnh đường hô hấp
Sự tích dịch ở phổi có thể gây khó thở và tăng nhịp tim nhanh, tình trạng này có thể do tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng phổi hoặc do mô phổi bị kích thích đôi khi cũng có thể do các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính.
Khó thở, tim đập nhanh có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp
- Tràn dịch phổi:
- Thường bệnh nhân sẽ ho rất nhiều trong ngày, kể cả khi ngủ, có thể sẽ bị khó thở, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Kèm theo đó là đau ngực đau âm ỉ một bên do dịch đã tràn ra trong phổi, khi nghiêng về phía nào sẽ đau bên ấy và cơn đau sẽ ngày một tăng dần lên.
- Khi bệnh trở nên nặng hơn, bệnh nhân có thể lên cơn sốt từ 38 đến 39 độ C.
- Nhiễm trùng phổi:
- Dấu hiệu ban đầu gồm sốt và ho dai dẳng, bệnh nhân thường ho khan sau đó ho có đờm cơn ho ngày một nặng và dữ dội hơn.
- Bên cạnh đó, những cơn khó thở cũng thường xuyên diễn ra đôi khi dồn dập làm tăng sức ép lên tim, khiến tim đập nhanh và mạnh, cùng với đó là cảm giác đau tức ngực cũng sẽ tăng dần theo mức độ nặng của bệnh.
- Viêm đường hô hấp mạn tính như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn:
- Người bệnh thường cảm thấy khó thở , triệu chứng xuất hiện đột ngột, có thể xay ra ngay cả lúc đang hoạt động hay nghỉ ngơi.
- Những cơn ho liên tục có thể xảy ra thậm chỉ ho ra máu hoặc đờm lẫn máu.
- Bên cạnh đó là các triệu chứng phù sưng chân, niêm mạc hoặc da tái xanh, tim đập nhanh , ra mồ hôi nhiều, mạch yếu.
>>> Mời Bạn Xem Thêm:
4.2. Bệnh ngoài đường hô hấp
- Bệnh van tim: bệnh nhân thường cảm thấy khó thở, kèm tức ngực trái, đánh trống ngực đôi khi đau đầu, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Có thể kèm triệu chứng sưng phù chi dưới, bụng, phù phổi,…
- Thiếu máu: do thiếu sắt hoặc do dị tật hồng cầu hình liềm gây triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt, tái xanh, tim đập nhanh hơn, tăng tốc tuần hoàn máu để đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể.
- Bệnh mạch vành: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn,gây khó khăn khi hít thở. Do lượng máu cung cấp về tim không đầy đủ khiến cơ thể luôn có triệu chứng mệt mỏi khó thở và mệt mỏi. Bệnh đặc biệt rất hay gặp với bệnh nhân trên 50 tuổi.
- Hạ đường huyết: gây tim đập nhanh, khó thở kèm theo đói cồn cào, vã mồ hôi, da nhợt nhạt...
- Bệnh cường giáp (Basedow): Gây ra sốt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở.
3. Làm gì khi gặp triệu chứng khó thở tim đập nhanh?
Có một vài biện pháp bạn có thể thực hiện để khắc phục triệu chứng khó thở tim đập nhanh như sau:
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất giảm lượng chất béo chứa nhiều cholesterol là lời khuyên hàng đầu bác sĩ dành cho bệnh nhân thường xuyên gặp phải triệu chứng khó thở, tim đập nhanh.
Hằng ngày, ngoài các bữa ăn chính người bệnh có thể uống thêm, những ly sinh tố từ rau cần tây, rau chân vịt hay cà chua và các hoa quả khác đều rất tốt cho sức khỏe.
Cùng với đó, người bệnh nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, nhất là khi nguyên nhân khó thở, tim đập nhanh là do bệnh liên quan đến tim mạch bởi bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim.
3.2. Thư giãn, giảm căng thẳng stress
Dù mệt mỏi khó thở do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì áp lực của cuộc sống cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc làm nghiêm trọng thêm những triệu chứng của bệnh.
Giảm lo lắng, stress hạn chế được tình trạng khó thở, tim đập nhanh
Giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng là biện pháp cốt lõi giúp cải thiện tình trạng của bạn. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hợp lí. Hãy nhớ rằng sức khỏe mới là vốn quý giá hơn bất kì khoản tiền lương nào bạn nhận được.
3.3. Chế độ tập luyện
Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe là vô cũng quan trọng nếu bạn đang mắc chứng khó thở kèm hồi hộp, nhịp tim đập nhanh.
Mỗi buổi sáng, người bệnh nên tập cho mình thói quen “tập thể dục cho đường thở” bằng cách hít thở sâu, thở ra nhẹ nhàng, chậm dãi, đều đặn 30 phút nhằm đối phó với tình trạng tim đập nhanh. Nó giúp giảm bớt sự lo lắng, từ đó giúp bình thường hóa nhịp tim của bạn.
Bên cạnh đó, hít thở sâu cũng giúp thư giãn cơ thể và tăng cung cấp lượng oxy cho não.
3.4. Khám bác sĩ
Khi đã thay đổi lối sống lành mạnh sau một thời gian ngắn bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của bệnh tình. Tuy nhiên, nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm đi, các triệu chứng khó thở, tim đập nhanh vẫn ngày một tăng lên thì rất có thể bạn đã mắc chứng bệnh nào đó kể trên. Hãy đến ngay các cơ sở ý tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và nhận được lời khuyên từ bác sĩ nhé.
>>> Lời Khuyên: Bạn đã biết nơi khám và chẩn đoán các bệnh lý hô hấp mạn tính tốt nhất là ở bệnh viện nào? Nếu chưa, bạn có thể tìm hiểu điều này qua các bài viết dưới đây. Click để xem ngay nhé!
Trong trường hợp, nguyên nhân là do các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được bỏ thuốc. Đi khám sức khỏe lại đều đặn 3 tháng một lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
Đặc biệt với bệnh nhân viêm đường hô hấp mạn bên cạnh các thuốc tây y sử dụng dự phòng và điều trị triệu chứng cho đợt cấp như corticoid, thuốc giãn phế quản kéo dài,… người bệnh nên sử dụng thêm các dược liệu từ thiên nhiên khi điều trị kéo dài để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của thuốc Tây.
Nếu bạn nghi ngờ triệu chứng thở mạnh của bạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp mạn tính, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 18000055 để được các chuyên gia của Bảo Khí Khang giải đáp thắc mắc về bệnh và cách chữa bệnh.
Bảo Khí Khang - Giải pháp cho các bệnh lý hô hấp mạn tính
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về khó thở, viêm hô hấp mạn tính, COPD mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18000055
Để tìm mua Bảo Khí Khang tại địa chỉ nhà thuốc gần nhất, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm