Khám và chẩn đoán hen phế quản ở đâu tốt nhất?

Sẽ là khó khăn hơn so với nhiều bệnh để khám và chẩn đoán hen phế quản - hen suyễn, bởi các dấu hiệu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khácDo đó, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bị hen, bạn cần tìm đến một cơ sở y tế uy tín. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được khám hen suyễn ở đâu tốt nhất và bạn cần phải làm những gì khi bác sĩ chẩn đoán hen cho bạn.

Chẩn đoán hen phế quản như thế nào?

Chẩn đoán hen phế quản như thế nào?

1. Chẩn đoán hen phế quản

Bạn có thể sẽ phải trải qua những gì khi chẩn đoán hen phế quản?

1.1. Nguyên tắc chẩn đoán hen phế quản

Chẩn đoán hen phế quản là chẩn đoán loại trừ, tức là bác sĩ sau khi loại trừ được tất cả các chẩn đoán khác giống hen suyễn thì mới đứa ra quyết định chẩn đoán xác định hen, dựa trên nguyên tắc:

  • Bệnh sử - tiền sử gia đình.
  • Chứng cứ tắc nghẽn đường thở có phục hồi và thay đổi theo thời gian.
  • Loại trừ các chẩn đoán phân biệt giống hen.

1.2. Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen suyễn

Không phải lúc nào những triệu chứng hen suyễn cũng xảy ra trong cuộc hen với bác sĩ, vì thế bạn cần cố gắng ghi nhớ và mô tả thật chi tiết các dấu hiệu, biểu hiện bất thường đó cho bác sĩ của bạn.

Hen sẽ được nghĩ đến nếu bạn có những triệu chứng hen suyễn dưới đây:

  • Những cơn khò khè tái phát nhiều lần.
  • Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần.
  • Bị ho, khó thở, khò khè và nặng ngực khi gắng sức.
  • Bị ho, khó thở, khò khè và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm.

Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những dấu hiệu điển hình gợi ý chẩn đoán hen suyễn

Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những dấu hiệu điển hình gợi ý chẩn đoán hen suyễn

Các triệu chứng này xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và sáng sớm hoặc khi bạn tiếp xúc với yếu tố dị nguyên hay các yếu tố nguy cơ khác.

1.3. Tiền sử bệnh lý

Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý của bạn và cả gia đình của bạn nữa.

Nếu bạn có những triệu chứng trên và bản thân bạn hoặc trong gia đình bạn có ai đó bị mắc các bệnh dị ứng như hen, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng thức ăn thì đây là yếu tố mạnh để gợi ý chẩn đoán hen suyễn.

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh hen của gia đình bạn khi chẩn đoán hen suyễn

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh hen của gia đình bạn khi chẩn đoán hen suyễn

Tất nhiên là hen vẫn có thể bắt gặp ở cơ địa người không có tiền căn bản thân và/hoặc gia đình mắc bệnh dị ứng nhưng sẽ phải thận trọng hơn khi chẩn đoán xác định hen phế quản nếu bạn hoàn toàn không có cơ địa dị ứng này.

1.4. Xét nghiệm chẩn đoán hen suyễn

Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng một vài xét nghiệm cần thiết dựa trên tình trạng hiện tại của bạn để xác định xem phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào và chắc rằng liệu bạn có bị hen phế quản hay không?

1.4.1. Xét nghiệm chức năng phổi

Với những triệu chứng lâm sàng gợi ý hen phế quản, bạn sẽ cần làm xét nghiệm để chứng minh có tắc nghẽn luồng khí với đặc tính biến thiên theo thời gian và yếu tố tiếp xúc. Đây là thủ tục khám rất quan trọng để thiết lập chẩn đoán xác định bệnh hen suyễn. Hô hấp ký và lưu lượng đỉnh ký là hai công cụ hữu ích để chứng minh điều này.

Xét nghiệm này cũng được thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng nguy hiểm, sự phát triển của bệnh hen phế quản của bạn.

Xem thêm: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không

Hô hấp ký là  xét nghiệm chức năng phổi thường dùng nhất để biết rằng phổi của bạn có đang hoạt động tốt  không thông qua một thiết bị đo gọi là hô hấp kế. Đầu tiên, bạn cần hít vào hết sức, sau đó ngậm chặt môi quanh ống thở của hô hấp ký rồi thở ra càng nhanh và càng lâu càng tốt cho tới khi hết sức. Bạn cũng có thể được yêu cầu hít vào hết sức rồi thở ra chậm càng lâu càng tốt. Các số đo thường gặp là:

  • FEV1 – Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây.
  • FVC– Dung tích sống gắng sức hay bạn có thể hiểu đó là thể tích khí bạn có thể thổi ra tối đa.
  • FEV1/FVC là tỷ lệ không khí bạn có thể thổi ra trong một giây so với dung tích sống gắng sức. Tắc nghẽn luồng khí được xác định khi tỷ sổ này nhỏ hơn LLN – giới hạn dưới của bình thường.

Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp của bạn để chẩn đoán bệnh hen suyễn

Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp của bạn để chẩn đoán bệnh hen suyễn

Căn cứ vào trắc nghiệm giãn phế quản với salbutamol;  trắc nghiệm kích thích phế quản với manitol hoặc NaCl ưu trương, sau gắng sức thể lực, sau kích thích bằng liều chuẩn methacolin hoặc histamin;…và sự biến thiên chức năng hô hấp tự nhiên theo thời gian để xác định sự biến thiên chức năng hô hấp của người bệnh.

Một lưu ý là dao động chức năng hô hấp là tiêu chí tốt để chẩn đoán xác định hen nhưng không phải là tiêu chí chắc chắn bởi dao động này cũng có thể gặp ở người bệnh COPD. Tuy nhiên, dao động chức năng hô hấp càng lớn thì xác suất chẩn đoán xác định hen suyễn càng cao.

1.4.2. Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm khác thường được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán phân biệt với hen phế quản và tùy theo từng bệnh cảnh lâm sàng mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm khác nhau, như:

  • Khó thở đơn thuần khi gắng sức, khi nằm đầu thấp và khởi phát về đêm gợi ý suy tim cho nên bạn sẽ cần làm siêu âm tim, chụp X-quang lồng ngực thẳng, định lượng BNP.
  • Nếu bạn bị ho khạc đờm mủ lượng lớn kéo dài, tái đi tái lại và kèm theo ho ra máu thì gợi ý bị dãn phế quản và cần chỉ định CT scan lồng ngực cắt lớp mỏng…

Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm dị ứng mặc dù xét nghiệm này không được sử dụng để xác định xem bạn có bị hen suyễn hay không nhưng nếu bạn bị dị ứng, chúng có thể gây ra bệnh hen suyễn của bạn.

2. Khám chữa hen phế quản ở đâu?

Bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mình mắc hen suyễn nếu xuất hiện các triệu chứng ho khan hay ho đờm (đàm) nhày trắng, khó thở, khò khè và nặng ngực. Khi đó cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp và dị ứng để khám hen suyễn tốt nhất:

2.1. Các bệnh viện khám chữa hen ở TP Hà Nội

Nếu bạn đang ở Hà Nội hoặc các khu vực gần đây thì đây là những bệnh viện mà bạn có thể tham khảo để đến khám chữa hen phế quản.

2.1.1. Bệnh viện Hữu Nghị - Khoa hô hấp dị ứng

Chuyên khoa Hô hấp và Dị ứng bệnh viện Hữu Nghị đã khám và chữa trị hen suyễn nội trú và ngoại trú cho rất nhiều người bệnh.

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bài Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 397 22231 – 024 397 22232
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7. Sáng: 7h đến 12h. Chiều: 13h30 đến 18h.

2.1.2. Bệnh viện Bạch Mai - Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng

Bệnh viện Bạch Mai là cái tên đã quá quen thuộc đối với người dân miễn Bắc rồi. Nổi tiếng với sự uy tín, chất lượng trong dịch vụ khám chữa bệnh nên đây sẽ là một trong những câu trả lời hàng đầu khi được hỏi khám hen suyễn ở đâu tốt nhất.

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2, khu A, 78 Giải Phóng, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 8693 731
  • Thời gian làm việc: Sáng từ 6h 30 đến 12 giờ. Chiều từ 13h30 đến 18h.

2.1.3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - chuyên khoa hen - dị ứng - miễn dịch lâm sàng

Một địa chỉ nữa không thể bỏ qua để khám hen suyễn ở Hà Nội đó là bệnh viện Đại học Y Hà Nội với chuyên khoa hô hấp và dị ứng ở đây cũng rất nổi tiếng trong khám và điều trị hen suyễn.

  • Địa chỉ: Tòa nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6 và sáng Thứ 7. Sáng từ 7h30 đến 12h. Chiều từ 13h30 đến 17h.

2.1.4. Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương

Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương vốn đã được người dân biết đến như một bệnh viện đầu ngành chuyên khám các bệnh tai-mũi-họng rồi. Thế nên nếu bạn đang băn khoăn không biết khám hen phế quản ở đâu tốt thì hãy tím đến với bệnh viện này nhé.

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: (84-24) 38 686 050.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng từ 7h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30. Thứ 7 và chủ nhật, sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h.

2.2. Các bệnh viện khám chữa hen ở TP Hồ Chí Minh

Trên đây là những nơi khám chữa bệnh hen suyễn uy tín ở Thành Phố Hà Nội còn nếu bạn đang ở gần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể tìm đến những bệnh viện sau:

2.2.1. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Trung tâm Lao và Bệnh phổi

Được trang bị nhiều công nghệ, máy móc hiện đại cùng với đó là đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của cả nước, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chắc chắn là nơi khám chữa bệnh hen suyễn tốt mà bạn nên tìm đến.

  • Địa chỉ: 120 Hừng Vương, Phường 12, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 083 855 0207, 083 855 1746
  • Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng từ 7h30 đến 11h30 và chiều từ 13h đến 16h. Thứ 7: 7h đến 15h tại phòng khám ngoài giờ, sau 15h khám tại khoa cấp cứu ngoại chẩn. Chủ nhật từ 7h-11h tại phòng khám ngoài giờ, sau 11h khám tại khoa cấp cứu ngoại chẩn.

2.2.2. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Với đội ngũ các giáo sư, bác sĩ đầu ngành luôn quan tâm đến ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào khám chữa bệnh nên bạn không nên bỏ quên bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh khi tìm kiếm nơi khám bệnh hen suyễn.

  • Địa chỉ: Cơ sở 1 ở 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 ở 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 3 ở 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 083 855 4269
  • Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 đến Thứ 6 từ 6h30 đến 16h30, Thứ 7 từ 6h30 đến 11h30.

2.2.3. Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP Hồ Chí Minh

Được xếp vào hàng bệnh viện chuyên khoa hạng I, với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong điều trị các bệnh tai – mũi – họng, bệnh viện Tai – Mũi- Họng TP Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh tin cậy của mọi người. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà tìm đến nơi đây để khám bệnh hen suyễn.

  • Địa chỉ: Số 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 3821 3456
  • Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 7h đến 11h30, Chiều từ 13h đến 16h30. Nếu bạn muốn khám bệnh ngoài giờ thì có thể đến bệnh viện vào Thứ 7 từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 17h hoặc chủ nhật từ 7h30 đến 17h.

2.2.4. Phòng khám Trung tâm điều trị bệnh hô hấp phổi Việt

Đây là nơi duy nhất ở nước ta điều trị chuyên sâu các bệnh lý hô hấp ở cả người lớn và trẻ em như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thử phổi, nhiễm trùng hô hấp, lao phổi hoặc lao ngoài phổi, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, rối loạn giấc ngủ, cai thuốc lá, giãn phế quản cùng các bệnh hô hấp hiếm gặp khó trị và các bệnh lý hô hấp khác.

  • Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (028) 39 575 099 – 0903 903 884
  • Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng từ 7h - 11h30, chiều tối từ 13h30 - 20h. Thứ 7: Sáng từ 7h-11h30, chiều tối từ 13h30-18h.

Chẩn đoán hen phế quản như thế nào? Và khám chữa hen phế quản ở đâu tốt nhất? Hy vọng với bài viết trên đây các bạn có được câu trả lời mong muốn của mình. Chúc cho các bạn luôn thật khỏe mạnh nhé!

Ds. Ngọc Mai

Xếp hạng: 5 (1 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
Trả lời:

Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
Trả lời:

Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Trả lời:

Chào bạn,

Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
Trả lời:

Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

-          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
Trả lời:

Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
Trả lời:

Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

Thứ hai là...Xem thêm

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng