Các thuốc Tây y chữa trị viêm phế quản mãn tính hiện nay bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng và các loại thuốc điều trị nguyên nhân: kháng sinh kháng vi khuẩn, virut. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của đợt cấp mà các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc chữa trị theo chỉ định. Cùng tìm hiểu những loại thuốc bạn đã hoặc đang sử dụng chúng nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Thuốc xịt hít điều trị viêm phế quản mạn tính
1. Thuốc điều trị triệu chứng viêm phế quản mãn tính
Thuốc điều trị triệu chứng thường được sử dụng khi xuất hiện đợt cấp viêm phế quản mạn tính. Nhằm giảm nhanh các triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở. Giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, lưu thông đường thở.
Bao gồm các loại thuốc:
1.1. Thuốc long đờm
Khi bị viêm phế quản thì lượng dịch nhầy đường hô hấp được tăng tiết một cách đáng kể, lượng dịch nhầy này mang tính chất đặc và quánh. Cơ thể phản ứng lại bằng cách ho để tống những dịch đờm này ra ngoài.
Thuốc long đờm là những thuốc có tác dụng làm loãng, giảm độ đặc quánh của đờm, khi đờm đã được giảm độ đặc quánh thì chúng sẽ được tống ra ngoài cùng những cơn ho, giúp đường thở trở nên thông thoáng
Nếu bạn "sống chung" viêm phế quản mạn tính thì chắc chắn những thuốc long đờm sau đây đã rất quen thuộc với bạn:
- Acemuc
- Halixol
- Acetylcistein STADA
- Ambroxol Boston
- ...
1.2. Thuốc kháng viêm
Khi bạn bị viêm phế quản có nghĩa là trong cơ thể bạn đang có hàng loạt những phản ứng viêm diễn ra. Những phản ứng viêm này chính là "thủ phạm" đứng đằng sau hiện tượng tăng tiết dịch đường hô hấp. Chính vì vậy thuốc kháng viêm là biện pháp "cắt đứt" những chuỗi phản ứng, làm giảm tốc độ diễn ra, từ đó "dập tắt" phản ứng viêm trong cơ thể.
Thuốc kháng viêm thường được sử dụng là các thuốc chứa corticoid. Những thuốc này có tác dụng chống viêm tương đối mạnh, nhưng lạm dụng chúng thì hậu quả nhận được cũng không hề nhẹ. Chính vì vậy hãy tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng mà bác sỹ đã kê cho bạn nhé.
Hiện nay, các thuốc corticoid dạng xịt được ưu tiên sử dụng do hạn chế các tác dụng phụ so với khi dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, nếu dùng các thuốc dạng xịt kéo dài vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể gây nấm họng nên sau khi dùng cần lưu ý xúc miệng với nước muối loãng.
1.3. Thuốc giãn phế quản
Sử dụng các thuốc nhóm này giúp chống tắc nghẽn ở phế quản, đảm bảo sự lưu thông không khí. Các thuốc phổ biến được sử dụng là theophylin, các thuốc chủ vận beta 2 (loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol và loại có tác dụng dài như salmeterol, formoterol).
Khi sử dụng, tùy theo thể trạng và tình hình sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc phù hợp. Nên nhớ cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ cũng như nhà sản xuất để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Thuốc chữa nguyên nhân viêm phế quản mãn tính
Theo phác đồ diều trị viêm phế quản mãn tính đều bào gồm điều trị nguyên nhân và ngăn ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh, theo đó có các loại thuốc tương ứng.
2.1. Thuốc kháng vi khuẩn
Nhiễm trùng là nguyên phổ biến gây tái phát các đợt cấp ở người viêm phế quản mạn. Những người bội nhiễm vi khuẩn thường khạc đờm xanh hoặc vàng.
Các nhóm kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được ưu tiên sử dụng:
- Nhóm khánh sinh Penicillin: kháng sinh Amoxicillin và dạng kết hợp Amoxicillin/Acid Clavulanic.
- Nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III.
- Nhóm kháng sinh Quinolone: Kháng sinh Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin.
- Nhóm kháng sinh Macrolide hoặc Doxycycline cho trường hợp nhiễm khuẩn nặng và cấp tính.
>>> Bác sĩ giải đáp: Bệnh viêm phế quản mạn tính có nguy hiểm không và cách nào để ngăn ngừa sự nguy hiểm ấy? Xem ngay tại Viêm phế quản mãn tình có nguy hiểm không?
Kháng sinh điều trị viêm phế quản mạn tính
Nên kết hợp sử dụng cách kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Thời gian sử dụng kháng sinh từ 7-10 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu như bạn mới chớm bị viêm phế quản cấp và chưa hề muốn động đến kháng sinh thì hãy thử một lần dùng phương pháp điều trị viêm phế quản không dùng kháng sinh này nhé!
2.2. Thuốc kháng virus
Đối với vi rút thì cách điều trị tương đối khó khăn, bởi thì vi rút là những "ký sinh trùng" cư trú ở trong tế bào của cơ thể người, nên việc tiêu diệt được chúng là cực kỳ khó khăn. Đổi lại nếu bạn chỉ đơn thuần bị viêm phế quản cấp do vi rút thì các triệu chứng của bệnh sẽ tự rút lui sau 7 - 10 ngày. Điều quan trọng là bạn cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thật khoa học để tăng cường sức đề kháng của mình
3. Thuốc dự phòng tái phát đợt cấp viêm phế quản mãn tính
- Tiêm vaccin phòng cúm hằng năm, đặc biệt là thời gian chuyển mùa tháng 8, tháng 9 hằng năm để dự phòng các đợt cấp viêm phế quản.
- Điều trị tích cực các bệnh tai-mũi-họng, viêm xoang để phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng và bội nhiễm ổ viêm.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên để bảo vệ đường hô hấp.
Tiêm vaccin cúm phòng ngừa đợt cấp viêm phế quản
Giải pháp mới cho bệnh nhân viêm phế quản mạn tính
Sử dụng Tây y điều trị viêm phế quản mạn tính giúp cắt cơn, giảm triệu chứng nhanh chóng. Nhưng khi sử dụng nhiều, lâu dài (thuốc dự phòng) bệnh nhân sẽ phải chịu rất nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
Còn thuốc Đông y đi từ căn nguyên gây bệnh, giải quyết tận gốc nên cần kiên trì sử dụng một thời gian dài, đặc biệt sử dụng thảo dược an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng không mong muốn.
Trong nhóm dược liệu có trong các bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính có hai dược liệu là Lá Hen và Cốt Khí Củ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu đời, ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, giúp long đờm, giãn phế quản, đặc biệt trong Lá Hen có chứa hoạt chất ∝ và β-amyrin có tác dụng ức chế quá trình tạo chất trung gian Leukotrien - là chất gây co thắt phế quản và các phản ứng tiền viêm ở người bị tắc nghẽn phế quản mạn tính (COPD).
Cây Lá Hen khắc tinh viêm phế quản mạn tính
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Viêm phế quản mạn tính.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm