Đằng sau hiệu quả của Salmeterol – một loại thuốc giãn phế quản được sử dụng trong điều trị dự phòng hen suyễn, COPD là một hộp đen chứa rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy có nên sử dụng Salmeterol không? Liệu có lựa chọn nào thay thế hoàn hảo hơn? Tất cả đã được bật mí ở bài viết sau. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Salmeterol điều trị bệnh gì?
Salmeterol là một thuốc giãn phế quản, thuộc nhóm thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài (LABAs), được sử dụng trong điều trị các bệnh:
- Hen suyễn.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD.
- Các bệnh lý khác có liên quan đến tình trạng khó thở do hẹp đường thở - co thắt phế quản.
2. Salmeterol có tác dụng như thế nào?
Dưới tác dụng của Salmeterol, các đường dẫn khí mở rộng hơn nên không khí có thể dễ dàng “đi ra vào” phổi. Điều này, giúp giảm bớt các triệu chứng ho, khò khé và khó thở ở những người bệnh COPD hoặc hen suyễn.
Nhưng vì thuốc gây tác dụng ngay nên Salmeterol sẽ không được dùng để điều trị các cơn khó thở cấp của bệnh. Salmeterol chỉ được sử dụng thường xuyên mỗi ngày với mục đích dự phòng – kiếm soát sự tiến triển của bệnh, giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp.
Thuốc Salmeterol có hiệu quả không?
Bạn sẽ cảm nhận được tác dụng của Salmeterol trong vòng 20 phút và kéo dài trong khoảng 12 giờ. Đây cũng là điểm khác biệt của Salmeterol so với Salbutamol – một thuốc giãn phế quản cùng nhóm chủ vận beta 2, được sử dụng rất phổ biến. Tác dụng giãn phế quản của Salbutamol ngắn hơn, chỉ kéo dài trong khoảng 4-6 giờ.
Salmeterol có tác dụng tương tự với Formoterol. Tuy nhiên, Formoterol đã được chứng minh là có tác dụng nhanh hơn so với Salmeterol do hạ lipid máu, và cũng đã được chứng minh là mạnh hơn - một liều 12 mg Formoterol đã được chứng minh là tương đương với liều 50 mg Salmeterol.
Salmeterol thường không được sử dụng một mình khi điều trị. Các bác sĩ thường kết hợp Salmeterol với các thuốc khác như thuốc corticoid tác dụng dài dạng hít. Tuy vậy, nó không nên dùng cùng với các thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài dạng hít khác như Formoterol vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mông muốn.
3. Thận trọng trước khi sử dụng
Bạn không nên sử dụng Salmeterol nếu bạn có bệnh lý nào khác không phù hợp với loại thuốc này, hoặc đôi khi chỉ có thể sử dụng nó dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Vì những lý do này, trước khi bạn bắt đầu sử dụng Salmeterol, điều quan trọng bạn cần phải cho bác sĩ biết các vấn đề sức khỏe của bạn.
- Cường giáp.
- Vấn đề tim hoặc mạch máu, hoặc nhịp tim không đều.
- Tăng huyết áp.
- Tiểu đường.
- Đang hoặc dự định mang thai hoặc cho con bú.
- Đang hoặc dự định dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi sử dụng Salmeterol, vì các thuốc được sử dụng đồng thời cùng nhau có thể gây ra các tương tác thuốc không mong muốn.
- Bị dị ứng với bất kỳ thuốc, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay bất cứ điều gì khác.
4. Cách sử dụng thuốc
Salmeterol được bào chế dưới dạng thuốc bột khô để hít bằng miệng thông qua ống hít được thiết kế đặc biệt.
Khi salmeterol được sử dụng để điều trị hen suyễn hoặc COPD, nó thường được sử dụng hai lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối, cách nhau khoảng 12 giờ.
Khi sử dụng Salmeterol để ngăn ngừa khó thở khi tập thể dục, thuốc thường được sử dụng ít nhất 30 phút trước khi tập thể dục, nhưng tối đa là 1 lần trong 12 giờ. Còn nếu bạn đang thường xuyên sử dụng Salmeterol 2 lần/ngày, thì bạn không được sử dụng thêm nó trước khi tập thể dục nữa.
5. Liều dùng
Dưới đây là thông tin liều dùng Salmeterol cho người lớn hoặc trẻ em từ 4 tuổi trở lên; trẻ em dưới 4 tuổi không nên sử dụng.
- Liều duy trì – Điều trị bệnh hen suyễn: 1 nhát hít (50 µg)/12 giờ.
- Liều duy trì – Điều tị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 1 nhát hít (50 µg)/12 giờ.
- Liều phòng ngừa co thắt phế quản – Khi tập thể dục cho bệnh nhân hen suyễn: 1 nhát hít (50 µg) khoảng 30-60 phút trước khi tập thể dục.
Chú ý: Cách sử dụng Salmeterol phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (tình trạng bệnh, các bệnh lý đi kèm, cân nặng, độ tuổi,…). Vì vậy, đừng tự sử dụng hay thay đổi liều dùng Salmeterol, hãy hỏi bác sĩ của bạn để có được liều Salmeterol hiệu quả nhất.
>>> Ở tổng đài miễn cước 1800 0055, có một số dược sĩ luôn dành thời gian lắng nghe và đưa những lời khuyên hữu ích cho những người bệnh COPD, hen suyễn và viêm phế quản mạn tính. Chia sẻ câu chuyện của bạn để có thể nhận được sự trợ giúp từ các dược sĩ nhé!
5. Làm thế nào để tối đa hóa hiệu quả điều trị của Salmeterol?
Để Salmeterol phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị của nó, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện những điều sau:
- Sử dụng sản phẩm thảo dược điều trị Bảo Khí Khang, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở; giảm tái phát và biến chứng của bệnh.
- Không hút thuốc lá. Bởi hàng trăm hóa chất độc hại trong thuốc lá sẽ kích thích và gây tổn hại đến phổi, từ đó làm cho tình trạng bệnh của bạn diễn biến xấu hơn. Còn nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai thuốc lá, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ để được kê thuốc cai thuốc lá nếu cần.
- Tái khám đúng hẹn. Qua buổi tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ bệnh và hiệu quả điều trị của thuốc, từ đó kịp thời đưa ra phương án thay đổi phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
- Chắc chắn luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình để sử dụng khi đợt cấp bùng phát, bởi Salmeterol có tác dụng không đủ nhanh để làm giảm ngay cơn hen suyễn .
- Tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi cảm thấy các triệu chứng cải thiện tốt, chỉ ngưng sử dụng Salmeterol khi bác sĩ yêu cầu.
- Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc bạn cần sử dụng thuốc hít Salmeterol với tần suất lớn hơn, hãy liên hệ sớm với bác sĩ được tư vấn.
- Nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ cần kiểm tra lượng đường trong máu (glucose) thường xuyên hơn, vì Salmeterol có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
6. Các tác dụng phụ của thuốc Salmeterol
Thuốc Salmeterol có rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn và nó trở thành nỗi ám ảnh của những người bệnh hen suyễn hay COPD. Bởi đây là những bệnh lý mạn tính và họ phải sử dụng thuốc Tây y điều trị kéo dài suốt cuộc đời.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn biết phải làm gì gặp phải đối mặt với các tác dụng phụ ấy?
- GỌI CẤP CỨU nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau đây:
- Phát ban
- Khó thở
- Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng
- NÓI CHUYỆN với bác sĩ nếu bất kỳ các triệu chứng bất thường dưới đây không biến mất hoặc trở nên trầm trọng lên:
- Đau đầu
- Hồi hộp
- Chóng mặt
- Ho
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Đau tai
- Đau cơ, cứng hoặc chuột rút
- Đau khớp
- Đau, rát họng
- Các triệu chứng giống như cúm
- Buồn nôn
- Ợ nóng
- Đau răng
- Khô miệng
- Vết loét hoặc mảng trắng trong miệng
- Mắt đỏ hoặc bị kích ứngU
- Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc
- Nóng rát hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân
- NGAY LẬP TỨC GỌI cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Nhịp tim nhanh hay đập
- Tưc ngực
- Phát ban
- Tổ ong
- Sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi hoặc mắt
- Khàn tiếng
- Nghẹn hoặc khó nuốt
- Thở to, cao vút
7. Bí quyết làm giảm các tác dụng phụ của Salmeterol
Bạn không thể ngưng sử dụng Salmeterol cũng như các thuốc điều trị hen suyễn khác, vì nếu không có thuốc, các cơn khó thở do đợt cấp hen suyễn có thể ập đến bất cứ lúc nào, chặn dòng dưỡng chất oxy duy trì sự sống của bạn?
Nhưng bạn cũng không muốn đối mặt với các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc?
Đứng trước lựa chọn này, sản phẩm thảo dược Bảo Khí Khang đã trở thành giải pháp của hơn 800.000 người bệnh hen suyễn. Nhờ có Bảo Khí Khang họ kiểm soát tốt được bệnh hen suyễn, từ đó có thể giúp giảm số lần và tần suất sử dụng thuốc điều trị Tây.
- Trong 5 -7 ngày đầu – đờm loãng ra nên tăng ho để tống đàm, giúp đường thở thông thoáng hơn
- Sau 10 - 14 ngày - hỗ trợ giảm Ho, Đàm.
- Sau 30 ngày - hỗ trợ giảm Đàm, Ho, Khó Thở rõ ràng.
- Và sau liệu trình 3 - 6 tháng sẽ giảm tái phát đợt cấp.
>>> Chi tiết hơn về sản phẩm Bảo Khí Khang, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 0055 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết về thuốc Salmeterol và sử dụng thuốc thật an toàn và hiệu quả nhé! Ngoài ra, nếu còn điều gì khiến bạn lo lắng về bệnh hen suyễn cũng như thuốc Salmeterol, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1800 0055 (miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn.
Ds. Thu Hương
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm