Góc giải đáp: Triệu chứng thở mạnh là bệnh gì???

Ngày nay kiểm tra đánh giá hơi thở cũng là một trong những biện pháp chẩn đoán bệnh tật khá chính xác. Vậy nếu bạn đang có triệu chứng thở mạnh thì đó là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm hay không và chữa trị như thế nào?

1. Triệu chứng thở mạnh

Triệu chứng thở mạnh được mô tả là việc thở khó khăn, phải hít vào thật mạnh và sâu mới cảm thấy dễ chịu, nếu không người bệnh sẽ thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Khi hít thở mạnh thì phải sử dụng cả cơ bụng để thở và có thể huy động thêm các cơ hô hấp phụ ở cổ và thành ngực.

Thở mạnh là bệnh gì?

2. Thở mạnh là bệnh gì?

Nguyên nhân của dấu hiệu thở mạnh có thể là do thói quen hoặc bạn đang mắc một bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp

2.1. Do thói quen

Nhiều người khi cảm thấy căng thăng lo lắng về một vấn đề nào đó thường hít thở sâu và thở mạnh mới giải tỏa được tâm lý của mình.

Nếu những người này thường xuyên rơi vào trạng thái như trên thì lâu dần ở họ sẽ hình thành phản xạ hít thở mạnh mỗi khi stress và kể cả khi sinh hoạt bình thường, họ cũng có thói quen thở mạnh. Khi thói quen đã hình thành thì sẽ rất khó bỏ và khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải

>>> Xem thêm: Đau đầu khó thở là bệnh gì?

Lo lắng, stress kéo dài dẫn đấn tình trạng thở mạnh do thói quen

2.2. Do bệnh lý

- Bệnh hẹp đường khí quản – thanh quản: gây ra bởi nhiều nguyên nhân như chấn thương bên ngoài, do vết sẹo phẫu thuật mở khí quản, sau khi đặt nội khí quản hoặc do hẹp thanh quản bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Hẹp thanh quản – khí quản sẽ dẫn đến không cung cấp đủ oxi cho chức năng hô hấp nên người bệnh phải hít thở mạnh và sâu để lấy thêm dưỡng khí. Triệu chứng kèm theo đó là khàn giọng, khó thở, thở có thể có tiếng rít

- Hội chứng hẹp phế quản: người bệnh khó thở thành từng cơn, phải ngồi dậy tì tay vào thành giường để thở, hít vào thở ra mạnh và khó khăn

- Hen phế quản: là cơn khó thở kịch phát do co hẹp đột ngột các phế quản. Người bệnh cảm thấy thiếu không khí và cơn khó thở đến nhanh, tiếng thở mạnh và chậm.

- Hội chứng tắc nghẽn phế quản: do phế quản bị chèn ép bởi dị vật, khối u hoặc các hạch khí phế quản. Triệu chứng lâm sàng điển hình là khó thở, người bệnh có dấu hiệu cách mũi phập phồng kéo các cơ hô hấp khi thở, thở gắng sức và thở mạnh

>>> Có thể bạn chưa biết:

3. Làm gì khi bị thở mạnh?

Triệu chứng thở mạnh sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe của bạn, cách xử trí ra sao tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đó

Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, áp lực. Nếu việc bạn hít thở mạnh là thói quen hình thành từ việc này thì cần loại bỏ tử từ bằng cách để đầu óc thư giãn, giải trí bằng một việc làm khác và thở chậm, thở sâu để thay thế cho việc thở mạnh nhanh

Hút thuốc lá, thuốc lào sẽ làm năng hơn các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hạn chế các tác nhân này sẽ cải thiện được tình trạng bệnh của bạn

Tập yoga hàng ngày giúp hạn chế hiện tượng thở mạnh 

Tránh làm việc trong mô trường ô nhiễm nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với không khí trong lành, luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn điều chỉnh nhịp thở của mình về mức bình thường

Hiện nay đã có kỹ thuật đặt stent khí phế quản cho bệnh nhân bị hẹp khí quản. Đây là một kĩ thuật cao trong chuyên ngành hô hấp tạo cơ hội điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân, giúp bệnh nhân hết tình trạng khó thở và trở về sinh hoạt bình thường

Nếu nguyên nhân gây ra biểu hiện khó thở của bạn là một trong những bệnh lý được nêu ở trên hoặc một số bệnh khác thì nên đến cơ sở y tế được được khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp           

Triệu chứng thở mạnh dù cho là bất kỳ nguyên nhân nào gây ra đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn phần nào trong việc tìm hiểu và xử trí triệu chứng trên.

Nếu bạn nghi ngờ triệu chứng thở mạnh của bạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp mạn tính, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 18000055 để được các chuyên gia của Bảo Khí Khang giải đáp thắc mắc về bệnh và cách chữa bệnh.

Bảo Khí Khang - Giải pháp cho các bệnh lý hô hấp mạn tính 

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

*

*

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Menu