Hệ thống kiến thức cần biết về thuốc kháng viêm Corticoid

Thuốc kháng viêm corticoid tên gọi đầy đủ là Glucocorticoid. Thuốc corticoid được sử dụng trong điều trị bệnh tuy nhiên phải dưới sự chỉ định của bác sĩ bởi nếu không dùng đúng cách thuốc có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn cũng như tai biến nguy hiểm. Vậy thực hư tác dụng của thuốc chống viêm corticoid là gì và tại sao phải cẩn trọng khi sử dụng chúng? Tham khảo bài viết dưới đây.

 

Thuốc kháng viêm corticoid

Thuốc kháng viêm corticoid - Con dao 2 lưỡi

Corticoid là gì?

Corticoid  là hormon vỏ thượng thận có vai trò quan trọng duy trì chuyển hóa năng lượng và duy trì huyết áp. Sự thiếu corticoid sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể tử vong nếu không điều trị tích cực.

Thuốc corticoid là thuộc nhóm thuốc nội tiết tố có tác dụng chuyển hóa đường, đạm, điều hòa huyết áp... và giúp cơ thể chống đỡ những trạng thái nguy kịch (đau đớn, viêm nhiễm...).

Hiện nay các nhà khoa học đã điều chế được nhiều loại corticoid có tác dụng mạnh hơn corticoid tự nhiên do cơ thể sản sinh rất nhiều như: hydrocortison, prednisolon, betamethason, dexamethason, methylprednisolon...dùng trong điều trị bệnh.

Corticoid được sử dụng trong các thuốc điều trị suy thượng thận mạn tính, suy vỏ thượng thận cấp tính, hen suyễn, chống viêm tại chỗ,…

Tác dụng và tác dụng không mong muốn của Corticoid

Thuốc corticoid có nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng tác dụng không mong muốn của nó gây ra cũng vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của corticoid

Tác dụng chống viêm

Corticoid giúp chống lại biểu hiện của quá trình viêm như: phù nề, sưng tấy, đỏ đau,... nhờ khả năng:

  • Ức chế các hoạt chất gây viêm như: interleukin, TMF, GM-CSF, Prostaglandin, leukotrien, đồng thời giải phóng histamin từ tế bào mast.
  • Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm
  • Giảm chức năng của nguyên bào sợi, từ đó làm giảm sự hình thành mô liên kết và ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng làm chậm quá trình lành vết thương [1]

Ức chế miễn dịch

  • Corticoid làm giảm sản sinh kháng thể
  • Corticoid giảm các thành phần bổ thể thành phần trong máu

Do đó Corticoid giúp giảm phản ứng quá mẫn, kháng viêm, nhưng điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ, làm giảm khả năng đề kháng nên dễ nhiểm khuẩn, nhiễm nấm.

Đồng thời, Corticoid có khả năng làm giảm sẹo lồi và ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.

Vì thế, Corticoid được chỉ định trong điều trị các bệnh:

  • Suy thượng thận
  • Suy vỏ thượng thận cấp tính
  • Hen suyễn
  • Chống viêm tại chỗ: mắt, da, mũi (viêm kết mạc do dị ứng, eczema, viêm mũi).
  • Quá mẫn: dị ứng nặng do thuốc hay do nọc độc

Các bệnh có phản ứng viêm và phản ứng quá mẫn của cơ thể như: viêm khớp dạng thấp và các bệnh thuộc về mô liên kết khác, bệnh viêm ruột, ban đỏ giảm bạch cầu vô căn, vài dạng thiếu máu tiêu huyết.

Tác dụng không mong muốn của Corticoid

Dù là thuốc chống viêm có rất nhiều vai trò cũng như tác dụng trong điều trị bệnh đặc biệt là các bệnh liên quan đến: bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, dị ứng ngoài da và hệ hô hấp. Tuy nhiên Corticoid lại có rất nhiều tác dụng không mong muốn cần lưu ý:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng là tác dụng phụ điển hình của các thuốc nhóm corticoid gây ra.

tác dụng phụ của thuốc chống viêm corticoid

Tác dụng phụ viêm loét dạ dày điển hình của thuốc chống viêm corticoid

  • Do Corticoid có tác dụng giữ nước, khoáng Na+ trong cơ thể nên dễ dàng dẫn đến phù nề. Bệnh nhân nhiễm độc Corticoid lâu ngày có thể bị rối loạn chuyển hóa lipid, làm rối loạn phân bố mỡ, lớp mỡ dưới da bụng dày, lớp mỡ dưới da ở chi teo mỏng, tích mỡ ở trên bả vai, sau gáy, mặt tròn, tăng cân.
  •  Suy giảm miễn dịch [2]
  • Tăng huyết áp
  • cường cận giáp trạng thứ phát.
  • Chậm liền vết thương, mảng xuất huyết dưới da, trứng cá.
  • Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu mono, lympho, ức chế phản ứng quá mẫn cảm muộn.
  • Tăng đường máu, đái tháo đường

Các tác dụng không mong muốn của Corticoid đều không thể coi thường, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc corticoid trên người bệnh cần báo cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tránh hậu quả xấu xảy ra.

Các loại thuốc kháng viêm corticoid

Dạng xịt: chủ yếu sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp như: thuốc xịt dự phòng hen phế quản với tác dụng chống viêm cực mạnh của nó [3]

Dạng viên uống: thường sử dụng trong điều trị suy vỏ thượng thận cấp và mãn tính, bệnh hen suyễn cũng có thể dùng dạng viên uống trong phác đồ điều trị dự phòng.

Dạng tiêm: thường được sử dụng trong điều trị các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp,...Corticoid sẽ được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc tiêm dưới da.

Dạng bôi ngoài da: thường được chỉ định trong một số bệnh lý như vẩy nến thể mảng và Eczema, vẩy nến thể đồng tiền,…

Tác dụng của thuốc kháng viêm corticoid trong các bệnh hô hấp mạn tính

Trước các phản ứng viêm tại đường hô hấp như viêm phế quản mạn, COPD, hen suyễn Corticoid tỏ ra có những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các thuốc điều trị khác bởi những đặc tính:

  • Corticoid ức chế tổng hợp cytokin, chất trung gian hóa học gây viêm, có vai trò quan trọng trong cơ chế gây ra các bệnh hô hấp.
  • Corticoid ức chế sản xuất axit arachidonic – chất trung gian hóa học được sản xuất hàng loạt trong bệnh sinh hen và viêm đường hô hấp.
  • Corticoid ức chế giải phóng histamin giúp giảm các cơn thắt phế quản
  • Corticoid làm giảm tính thấm thành mạch từ đó giúp giảm nồng độ các chất trung gian hóa học của viêm, giảm số lượng các tế bào chịu trách nhiệm trong viêm và có tác dụng giảm dịch thoát ra từ lòng mạch.

Tác dụng của Corticoid trong điều trị hen suyễn

Corticoid có hiệu quả tương đối rõ rệt trong điều trị hen phế quản mãn tính, do thuốc có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, giảm tiết dịch trong lòng phế quản đồng thời làm giảm các phản ứng dị ứng. Corticoid cũng phụ hồi đáp ứng của các recepter catecholamin beta 2. Những thụ thể này có tác dụng tiếp nhận các catecholamin làm giãn đường thở.

Corticoid dùng điều trị hen suyễn

Corticoid được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh hen suyễn

Tác dụng của Corticoid trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý bao gồm bệnh viêm phế quản mãn tính và bệnh khí phế thũng, với tình trạng giới hạn thông khí ở phổi và không thể phục hồi hoàn toàn. Corticoid tác động kháng viêm lên đường hô hấp giúp phế quản không còn bị hẹp do viêm nhiễm và giảm sự tổn thương ở phổi từ đó giúp gia tăng khả năng thông khí giúp người bệnh dễ thở hơn vì thế đây là loại thuốc điều trị COPD không thể thiếu.

Tác dụng không mong muốn của Corticoid trong điều trị bệnh hô hấp mạn tính

Lợi ích và tác hại của Corticoid trong điều trị các bệnh hô hấp mạn tính là cân bằng nhau. Bên cạnh hiệu quả điều trị thì người dùng cần hết sức lưu ý các tác dụng không mong muốn dưới đây:

  • Nấm miệng hoặc tưa miệng: Dùng dạng hít lâu dài có thể gây bội nhiễm nấm Candida (ở mũi, miệng).
  • Ngoài ra, thuốc có thể gây đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi, hắt hơi, chảy máu cam, phát ban sa, ngứa sưng mặt… nhưng ít gặp đặc biệt hay gặp ở Corticoid dạng hít.
  • Khi sử dụng kéo dài, liều cao có thể gây ngộ độc Corticoid toàn thân.

Cách sử dụng thuốc Corticoid

Corticoid nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ khó lường. Vì vậy khi sử dụng Corticoid các bạn cần hết sức chú ý những điểm sau:

  • Dùng thuốc vào buổi sáng khoảng 8 – 9h : Đây là khoảng thời gian lượng hormon corticoid tự nhiên sinh lý trong cơ thể cao nhất vì thế khi dùng thuốc sẽ không gây tình trạng ức chế tuyến thượng thận giảm tác dụng phụ suy thượng thận thứ phát do corticoid.
  • Khi dụng Corticoid trong thời gian dài nên giảm ăn muối, đường, mỡ, khoáng kali, protid: Corticoid gây tích trữ muối, khoáng chất  trong cơ thể gây tăng cân.
  • Liều dùng Corticoid phụ thuộc chỉ định của bác sĩ, đường dùng và mức độ nặng nhẹ của bệnh
  • Sử dụng Corticoid càng dài ngày thì độc tính càng nặng vì vậy cân nhắc khi sử dụng Corticoid kéo dài.
  • Không nên ngừng thuốc đột ngột: Khi ngừng đột ngột có thể khiến tuyến thượng thận không phản ứng kịp dẫn đến suy tuyến thượng thận cấp, gây thiếu hụt corticoid, điều này ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy cần có phác đồ sử dụng giảm liều từ từ để khởi động lại tuyến thượng thận, nên điều trị từng đợt ngắn ngày hơn là dùng dài ngày một đợt. Thông thường để giảm liều Corticoid người ta sẽ bắt đầu từ việc giảm từ từ 5mg/lần/  trong vòng khoảng 7-10 ngày. Sau đó, Khi liều Corticoid  còn khoảng 0,3mg/kg/ngày (15mg/ngày) thì đổi sang dùng liều cách nhật, nghĩa là liều của hai ngày dùng trong một ngày, theo dõi phản ứng cơ thể người bệnh.

Dù thuốc chống viêm Corticoid được coi như thần dược trong điều trị các bệnh liên quan đến quá mẫn, miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên những tác dụng không mong muốn nó mang lại cũng  rất đáng bàn. Vì vậy, người bệnh nhất định không được tùy tiện sử dụng thuốc chống viêm Corticoid mà cần hỏi ý kiến bác sĩ cặn kẽ trước khi dùng.

Dược sĩ Đỗ Hương

Tài liệu tham khảo:

  1. Dược lý đại cương I – Đại học dược Hà Nội
  2. Drug.com: https://www.drugs.com/sfx/prednisolone-side-effects.html
  3. https://www.nhipcauduoclamsang.com/dieu-tri-hen-1/

Bạn có thể gọi tới số 18000055 để được dược sĩ có chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí về cách sử dụng kháng sinh hợp lý.

Khi mắc những bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, COPD  bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hô trợ điều trị trieju chứng bệnh như sản phẩm Bảo Khí Khang. Để mua hàng, vui lòng click TẠI ĐÂY

 

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xếp hạng: 3.6 (39 phiếu bầu)

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

     + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

     + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

     + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

     + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

Gửi câu hỏi

Điểm bán Bảo Khí Khang

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng