Viêm phế quản co thắt (hay còn gọi là viêm phế quản dạng hen) là bệnh lý của đường hô hấp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm phế quản,..
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Viêm phế quản co thắt là gì?
Viêm phế quản co thắt, hay còn gọi là viêm phế quản dạng hen là tình trạng thu hẹp tạm thời lòng phế quản do các cơ phế quản bị viêm co thắt.
Bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở người lớn
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn có thể kể đến như:
- Vi khuẩn, virus: Bệnh iêm phế quản co thắt chủ yếu là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV). Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, phế cầu, liên cầu, H.influenzae,…- những vi khuẩn thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng nên khi sức đề kháng của bạn bị yếu chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ, nhân lên và tăng độc tính.
- Các chất gây dị ứng như lông thú cưng, mạt, bụi, phấn hoa, thực phẩm,… Nếu bạn bị dị ứng với chúng, bạn có nguy cơ cao hơn bị bệnh viêm phế quản co thắt dị ứng.
- Thời điểm giao mùa, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc khi bạn có sức đề kháng không tốt, bạn cũng dễ bị viêm phế quản dạng hen hơn.
Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phế quản co thắt
Bạn có thể tự hỏi, viêm phế quản co thắt có lây không?
Viêm phế quản chính nó có thể được gây ra bởi một loại virus hoặc vi khuẩn và là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm phế quản co thắt mãn tính thường không truyền nhiễm.
3. Triệu chứng viêm phế quản co thắt ở người lớn
Nhiều người sẽ nhầm lẫn viêm phế quản co thắt và bệnh hen phế quản bởi các triệu chứng của chúng rất giống nhau. Tuy nhiên, viêm phế quản co thắt chỉ được xem là một dạng bệnh viêm phế quản nguy hiểm.
Xem thêm: Triệu chứng viêm phế quản mãn tính và Triệu chứng hen phế quản
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản co thắt là:
- Đầu tiên là sốt nhẹ; chảy nước mũi, hắt hơi; ngứa họng và ho trong thời gian từ 2-3 ngày. Nhìn chung là rất giống với bệnh cảm cúm thông thường.
- Sau đó, có thể xuất hiện sốt cao; cổ họng có nhiều đờm, cơn ho kéo dài; khó thở, tiếng thở rít, thở khò khè hay thở nhanh.
- Đôi khi thở thì ở lồng ngực có dấu hiệu co rút lại, co kéo cơ vùng cổ.
- Thường xuyên buồn nôn trước và sau khi ăn do bị ngứa cổ.
Ho, sốt, khó thở là triệu chứng điển hình của viêm phế quản co thắt dạng hen
4. Khám và chẩn đoán bệnh viêm phế quản co thắt
Nếu bạn đã trải qua những triệu chứng được liệt kê trên đây, bạn nên sớm có một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn.
Sau khi hỏi thăm về các triệu chứng của bạn, về tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như:
- Đo phế dung: Đây là một xét nghiệm đo chức năng phổi khi bạn hít vào hoặc thở ra vào một ống được gắn vào một thiết bị được gọi là phế dung kế.
- Đo lưu lượng đỉnh thở ra: Một thử nghiệm đo sức ép của luồng không khí bạn thở ra vào ống ngậm của mộ thiết bị được gọi là máy đo lưu lượng đỉnh.
- Chụp X quang ngực: Thông qua hình ảnh X- quang ngực, bác sĩ sẽ tìm kiếm nguyên nhân gây ho, khó thở và các vấn đề hô hấp khác của bạn.
Sớm hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng bất thường của viêm phế quản co thắt dạng hen
Nhận được kết luận chẩn đoán xác định viêm phế quản co thắt, có lẽ bạn sẽ bắt đầu lo lắng và đặt ra vô vàn câu hỏi về nó, chẳng hạn như:
- Liệu bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?
- Viêm phế quản co thắt có thể chữa khỏi không?
- Và làm thế nào để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản co thắt?
Nếu bạn cũng đang có mối băn khoăn như thế thì những nội dung kế tiếp đây sẽ là lời đáp của bạn.
5. Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm hay không thì phụ thuộc vào thời điểm bạn nhận được điều trị và phương pháp điều trị bệnh của bạn.
- Trong khoảng 2-3 ngày đầu, bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn sẽ có các triệu chứng khó thở, thở rít từng cơn. Những cơn co thắt sẽ kéo dài chứng 7-14 ngày rồi giảm dần nếu bạn nhận được sự điều trị phù hợp kịp thời.
- Còn nếu như trong một thời gian dài mà không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản co thắt ở người lớn:
- Viêm tai giữa: Biến chứng này thường gặp ở bệnh viêm phế quản co thắt có nguyên nhân nhiễm trùng.
- Viêm phổi: Nguy cơ bị viêm phổi sau viêm phế quản co thắt là khá cao. Bệnh viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm hơn đe dọa đến tính mạng của bạn như tràn khí màng phổi, áp xe phổi.
- Suy hô hấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phế quản co thắt. Suy hô hấp có thể gây tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
- Viêm phế quản mạn tính: đây là biến chứng dai dẳng nhất, bởi vì khi đã bước vào giai đoạn viêm phế quản mạn tính thì những đợt co thắt phế quản sẽ ghé thăm bạn nhiều hơn
- .Chi tiết hơn, mời bạn tìm hiểu tại bài viết: Biến chứng viêm phế quản nếu gặp sai lầm trong điều trị
6. Điều trị bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn
Bệnh viêm phế quản co thắt ở người lớn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy theo tình trạng bệnh của bạn mà có các phương pháp điều trị khác nhau:
- Trường hợp bệnh viên phế quản co thắt ở thể nhẹ thì có thể chỉ cần dùng thuốc điều trị ngoại trú.
- Trường hợp bệnh nặng, nhất là có biến chứng suy hô hấp thì cần phải nhập viện điều trị.
6.1. Điều trị nguyên nhân
Nếu virus là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt của bạn thì hiện chưa có thuốc đặc hiệu trị virus, bạn chỉ có thể điều trị giảm nhẹ các triệu chứng.
Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cho bạn loại thuốc kháng sinh phù hợp nhất.
Cần tuyệt đối tuân thủ cách chữa viêm phế quản co thắt của bác sĩ
Đừng tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phế quản co thắt, bởi sử dụng không hợp lý sẽ làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn. Đó là tình trạng vi khuẩn biến đổi và kháng sinh đó không thể chống lại chúng nữa. Vậy nên sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản cần được cân nhắc cẩn thận
Hiện nay, nước ta đang ở mức báo động về tình trạng kháng kháng sinh cao nhất thể giới. Trong khi các kháng sinh mới chưa được tìm ra mà vi khuẩn có khả năng kháng lại hết các kháng sinh hiện có thì quả là một vấn nạn đáng lo ngại.
6.2. Điều trị triệu chứng
Tập trung chủ yếu vào điều trị các triệu chứng viêm phế quản co thắt sau:
- Sốt: Sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Paradol, Paracetamol, Efferalagan,..
- Khó thở: Sử dụng các thuốc giãn phế quản dưới dạng thuốc uống, tiêm hoặc bình xịt. Bạn cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thuốc corticosteroid dạng hít cùng với các thuốc giãn phế quản quản kéo dài, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa có tác dụng long đờm tốt.
- Ho: Uống các thuốc giảm ho, long đờm.
- Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước.
>>> Bí kíp cho bạn: Cẩm nang các bài thuốc trị ho "hàng đầu" trong dân gian
6.3. Điều trị hỗ trợ
Điều trị tăng sức đề kháng của cơ thể cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Khi bạn có các triệu chứng khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,…thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy,…
7. Phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt
Bệnh viêm phế quản co thắt rất dễ tái phát, đặc biệt là vào thời tiết lạnh khi mà các tác nhân gây bệnh có điều kiện thuận lợi phát triển. Và để phòng ngừa mắc bệnh hay tái phát lại viêm phế quản co thắt bạn cần:
- Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá. Và để làm được điều đó, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tuân thủ các biện pháp bảo vệ nếu môi trường làm việc của bạn bị ô nhiễm, và mua bộ lọc không khí cho ngôi nhà của bạn.
- Nếu bạn nuôi thú cưng, bạn cần cách ly chúng với môi trường sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn, không nên để chúng tự do đi lại trong nhà.
- Thường xuyên vận động thể thao. Tuy nhiên, bạn nên chọn những môn thể thao vừa với sức mình, tránh những bài tập quá sức.
- Chăm sóc thật tốt cho răng miệng của bạn, súc họng bằng các dung dịch nước muối hoặc các sản phẩm súc miệng sẵn có.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
- Nếu bạn bị dị ứng với thực phẩm nào đó, hãy tránh xa chúng.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Cuối cùng, dù đã cố gắng phòng ngừa bệnh nhưng nếu bạn vẫn bị viêm phế quản co thắt, hãy tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh chóng khỏi và không bị tái phát.
Bệnh hen phế quản là một căn bệnh chỉ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác như hen suyễn, viêm phế quản. Do đó, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, hãy nhanh chóng sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ của bạn để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Ds. Hồng Chuyên
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm