Hen phế quản – hen suyễn sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bạn nếu bạn không có cách ứng xử đúng đắn với nó. Có tới hơn 80% trường hợp tử vong do hen suyên xảy ra ở nhóm nước đang phát triển và kém phát triển.
Vậy có giải pháp nào để ngăn chặn sự nguy hiểm ấy?
Hãy tìm kiếm lời giải đáp qua bài viết sau. Nó đã được tổng hợp đầy đủ như một cuốn cẩm nang sức khỏe, giúp người bệnh hen phế quản có thể chung sống với bệnh một cách hòa bình nhất
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Hen phế quản
1. Hen phế quản – hen suyễn là bệnh gì?
Hen phế quản (hay còn được gọi là hen suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở, gây ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực.
- Viêm đường thở: Tình trạng viêm khiến đường thở của bạn bị phù nề và tăng tiết chất nhầy và chiếm chỗ trong lòng đường thở.
- Tăng đáp ứng đường thở: Là hiện tượng mà đường thở của bạn thể hiện sự đáp ứng quá mức đối với các yếu tố kích thích mà trước đây bạn chỉ bị kích ứng nhẹ, hoặc thậm chí là không bị kích ứng, gây nên sự co thắt.
Khi bị hen phế quản, sự phù nề, co thắt cơ trơn thành phế quản và sự tăng tiết nhiều chất nhầy
2. Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản – hen suyễn
Hiện nay, chưa viết rõ nguyên nhân chính xác nào gây nên bệnh hen suyễn, nhưng các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng hen phế quản là kết quả của sự tương tác của một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
Nếu căn cứ vào yếu tố nguyên nhân gây bệnh đó thì hen phế quản có thể chia thành 2 loại: Hen phế quản dị ứng và hen phế quản không do dị ứng.
2.1. Hen phế quản dị ứng
Hen phế quản dị ứng là bệnh hen phế quản phổ biến nhất, thường khởi phát trong thời thơ ấu và thuyên giảm khi trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn nhiều trường hợp bệnh hen phế quản dị ứng lại quay trở lại sau đó.
Các tác nhân gây hen phế quản dị ứng có thể kể đến như:
- Các loại bọ nhà, mạt bụi nhà, bụi chăn đệm, phấn hoa, cây cỏ, khói thuốc lá, lông thú nuôi,...
- Một số dị nguyên thực phẩm thường gặp là tôm, cua, hến, sò,...
- Một số thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen như penicillin, aspirin,...
- Tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hợp bào hô hấp, cúm, parainfluenza,..hay một số loại nấm mốc.
2.2. Hen phế quản không dị ứng
Hen phế quản không dị ứng rất hiếm gặp, thường phát triển sau tuổi 30 và không liên quan tới phản ứng dị ứng.
3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản
Bạn sẽ có khả năng cao hơn bị hen phế quản nếu bạn có những yếu tố sau đây:
- Tiền sử gia đình bạn có người bị hen phế quản.
- Thừa cân.
- Tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như viêm dạ dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng (
- Hút thuốc lá, hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Viêm da Atopy.
- Tiếp xúc với khói thải hoặc các loại ô nhiễm khác.
- Yếu tố nghề nghiệp như hóa chất nông nghiệp, làm tóc và sản xuất.
Vậy chi tiết cách mà các nhân tố này ảnh hưởng đến bạn như thế nào và cách nào để phòng tránh bệnh hen suyễn? Bạn có thể:
4. Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Và câu trả lời là Có.
Hãy nhìn vào danh sách một loạt những biến chứng nguy hiểm của hen phế quản sau đây, bạn sẽ thấy điều này:
- Rối loạn giấc ngủ.
- Khí phế thũng.
- Suy hô hấp.
- Tràn khí màng phổi.
- Xẹp phổi.
- Hen suyễn bội nhiễm.
- Tâm phế mạn tính.
- Biến dạng lồng ngực.
- Biến chứng của điều trị hen suyễn như hội chứng giả cushing khi điều trị corticoid.
Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là:
“Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người bệnh hen suyễn và người nhà của họ chưa có sự hiểu biết đầy đủ về bệnh nên có tâm lý coi nhẹ các triệu chứng cảnh báo hen suyễn. Để rồi bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tạo cơ hội cho các biến chứng nguy hiểm dễ dàng tạo nên một cuộc tấn công cơ thể”.
Thế nên, hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn và khi có bất kỳ triệu chứng hen phế quản bất thường nào, bạn cần sớm nhất có một cuộc hẹn với bác sĩ để khám và chẩn đoán bệnh bệnh hen phế quản.
4. Khám, chẩn đoán bệnh hen phế quản – hen suyễn
Bạn nên khám hen phế quản ở đâu? Và bạn cần làm những gì để trải qua một cuộc khám, chẩn đoán hen phế quản? Có gì đó khó khăn không?
Đó là những điều tôi muốn nói với bạn bây giờ.
5.1. Chẩn đoán bệnh hen phế quản như thế nào?
Chẩn đoán hen suyễn là chẩn đoán loại trừ, tức là sau khi loại trừ được tất cả các bệnh khác giống hen suyễn thì bác sĩ mới bắt đầu đưa ra quyết định chẩn đoán xác định bệnh hen cho bạn.
Điều này thì dựa trên:
- Các triệu chứng gợi ý hen phế quản.
- Tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình bạn.
- Bằng chứng có tắc nghẽn đường thở có hồi phục và thay đổi theo thời gian.
Và để có được bằng chứng tắc nghẽn đường thở, bác sĩ sẽ sử dụng một vài xét nghiệm cần thiết tùy theo tình trạng hiện tại của bạn, như:
- Hô hấp ký.
- Siêu âm tim.
- Chụp X-quang lồng ngực.
- CT scan lồng ngực cắt lớp mỏng.
Tất cả đều thực hiện rất đơn giản và không gây đau.
5.1. Khám bệnh hen phế quản ở đâu tốt nhất?
Có một vài gợi ý những nơi khám chữa bệnh hen phế quản tốt mà bạn có thể tham khảo, như:
- Ở TP Hà Nội: Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung Ương,...
- Ở TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP Hồ Chí Minh,...
6. Cách chữa trị bệnh hen phế quản mãn tính – hen suyễn
Bệnh hen phế quản có chữa được không? Nếu có, thì bạn cần phải sử dụng biện pháp điều trị nào?
6.1. Bệnh hen phế quản có chữa khỏi không?
Bệnh hen phế quản nguy hiểm nên đây sẽ là mối bận tâm lớn của bất kỳ người bệnh nào nhận được chẩn đoán bệnh hen phế quản:
“Bệnh hen phế quản có chữa được không?”
Hen phế quản là một căn bệnh mãn tính, hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm và bạn sẽ phải chung sống với nó suốt đời.
Tuy nhiên, đừng vì thế mà trở nên quá lo lắng hay bi quan. Vì:
Nếu được điều trị sớm và đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình hen phế quản.
Và để làm được điều này, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
6.2. Nguyên tắc điều trị bệnh hen phế quản
Điều trị hen phế quản dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tránh và giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh.
- Điều trị tích cực cơn hen phế quản cấp.
- Điều trị dự phòng hen phế quản.
- Điều trị các biến chứng của hen phế quản nếu có.
Và để làm được điều đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một kế hoạch để bạn có thể phối hợp với bác sĩ trong kiểm soát hen suyễn.
- Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị hen phế quản và giải thích cho bạn về các loại thuốc điều trị đó:
- Thuốc nào là thuốc có tác dụng dự phòng, thuốc nào là thuốc có tác dụng cắt cơn hen suyễn?
- Những tác dụng phụ nào bạn có thể gặp phải? Và bạn cần làm gì để hạn chế tối đa các tác dụng phụ đó?
- Cách sử dụng các thuốc xịt, hít.
- Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách tự theo dõi và đánh giá bệnh hen suyễn của bạn tại nhà thông qua một bộ câu hỏi. Dựa trên điểm số của các đáp án mà bạn cung cấp, bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh trong khoảng thời gian đó và sẽ thay đổi kế hoạch tốt hơn cho bạn nếu cần thiết.
6.3. Thuốc Tây y điều trị hen phế quản
Bạn biết rồi đấy, điều trị hen suyễn là điều trị dự phòng và cắt cơn hen.
Các thuốc dự phòng hen phế quản nếu được sử dụng hợp lý và đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ thì vừa giúp giảm số cơn hen kịch phát, vừa giảm được sự tiến triển của bệnh.
Trong khi đó, các thuốc cắt cơn giúp cắt cơn giúp giảm nhanh các triệu chứng kịch phát của cơn hen, từ đó thoát khỏi sự nguy hiểm của các cơn hen.
Vậy:
Thuốc gì để dự phòng hen phế quản?
- Thuốc corticoid: gồm các thuốc dạng hít như budesonid, ciclesonid, flunisolid,…và các thuốc dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch như hydrocortison, triamcinolon, prednisolon,…
- Thuốc cường beta 2 adrenergic tác dụng kéo dài: salmeterol, formoterol,…
- Thuốc điều biến leukotrien: zileuton, zaflirlukast, pranlukast,…
- Thuốc kháng cholinergic tác dụng dài: tiotropium bromid, ipratropium bromid,…
- Thuốc chống dị ứng: Omalizumab (Xolair),…
- Thuốc nhóm methylxanthin: theophyllin, diprofilline, doxofylline,…
Thuốc gì để cắt cơn hen phế quản?
- Thuốc corticoid: Hai hoạt chất chính thường được sử dụng là prednisolon và methyl prednisolon.
- Thuốc cường beta 2-adrenergic tác dụng ngắn: Bambec (Bambuterol), Ventolin inhaler (Salbutamol), Bricanyl (Terbutanyl),…
- Thuốc nhóm methylxanthin: Thường sử dụng hoạt chất theophyllin.
Bạn sẽ cần sử dụng các thuốc điều trị hen phế quản trong suốt cuộc đời vì hen phế quản là một bệnh mạn tính và hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
Điều này lại mở thêm một vấn đề mới, khi mà các thuốc điều trị hen suyễn này có thể đưa đến rất nhiều tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc dạ dày, ức chế tuyến thượng thận, loãng xương, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh,…
Đó là lý do xu hướng nhiều người bệnh hen phế quản tìm đến các bài thuốc Đông y, dân gian, thuốc Nam chữa hen phế quản.
6.4. Chữa bệnh hen suyễn bằng đông y
Liệu có thể chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y?
Không, hiện vẫn chưa có bài thuốc Đông y nào xác nhận hiệu quả chữa khỏi bệnh hen suyễn. Nhưng nó vẫn có một ý nghĩa nhất định để giúp kiểm soát căn bệnh hen suyễn của bạn.
Chẳng hạn như:
- Liệu pháp châm cứu của Đông y giúp giảm co thắt đường thở, tăng cường sự lưu thông không khí. Nó thì cũng là mục đích mà các thuốc giãn phế quản được sử dụng trong điều trị hen suyễn.
- Còn các bài thuốc Đông y, theo một cách khác nhau nhưng đều nỗ lực để làm giảm các triệu chứng và khắc phục được nguyên nhân gây bệnh hen suyễn (Đông y cho rằng hen suyễn là kết quả của sự mất cân bằng hoặc rối loạn 3 tạng Tỳ, Vị, Phế).
Vậy cách chữa bệnh hen suyễn bằng Đông y nào tốt nhất?
Nó thì tùy thuộc vào thể bệnh hen suyễn của bạn (thể nhiệt, thể hàn, thể đờm, thể phế khí hư, thận âm hư hay thận dương hư) và mức độ bệnh.
Cho nên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ điều chỉnh gia giảm các vị thuốc để tạo thành một bài thuốc Đông y tốt nhất cho riêng bạn.
Hiểu về đối thủ của bạn – bệnh hen phế quản, hen suyễn là bước khởi đầu tốt nhất để bạn có thể chiến đấu chống lại nó. Tuy nhiên, với những thông tin trên đây có lẽ mới đủ cho một cái nhìn tổng quát về bệnh.
Do đó, hãy tìm hiểu căn kẽ, chi tiết hơn về căn bệnh này với những gì mà bạn còn đang thắc mắc qua các bài xem thêm mà tôi đã giới thiệu trong bài viết. Nó sẽ mở toang cách cứa với nhiều điều hữu ích hơn về hen phế quản mà bạn nên biết đâý.
Ds. Thu Hương
>>> Có thể bạn muốn biết: Viêm phế quản mạn tính - căn bệnh phổ thông nhưng không dễ đối phó.
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm