Khó thở là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này và nguyên nhân gây ra để có cách điều trị hiệu quả, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Biểu hiện của khó thở ở bệnh nhân
Hiện tượng khó thở là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Đây là trạng thái khó chịu khi cơ thể hô hấp trao đổi oxy với bên ngoài. Người bị khó thở thường có cảm giác tức ngực, nghẹt thở, cơ thể như bị bó chặt. Nhịp thở khi bị khó thở thường nông và nhanh.
Biểu hiện khó thở có thể đến bất cứ lúc nào, đặc biệt nhiều hơn trong những trường hợp cụ thể như:
- Khó thở khi nằm
- Khó thở khi đứng hay nằm về một phía
- Khó thở khi phải gắng sức
- Khó thở khi ăn (sặc, ăn phải dị vật)
- Khó thở khi nghỉ ngơi (nguyên nhân cơ năng)
- Kịch phát, đặc biệt là triệu chứng khó thở về đêm.
Khó thở là bệnh gì?
Để cho dễ thở, người mắc chứng khó thở thường phải ngồi dậy hoặc vừa nằm vừa ngồi mới thấy dễ chịu, thoải mái.
Nhìn chung, khó thở có thể chia thành hai loại là khó thở cấp và khó thở từ từ. Nhiều người cho rằng khó thở là biểu hiện của các bệnh hô hấp, tuy nhiên nó còn là triệu chứng của một số căn bệnh khác trong cơ thể.
2. Cơ chế gây biểu hiện khó thở
Khó thở là một trong những triệu chứng phổ biến với cơ chế khá phức tạp. Trong cơ chế này có sự tham gia của nhiều thành phần của hệ thống kiểm soát hô hấp. Cơ chế của khó thở được chia thành 3 tình trạng cụ thể như sau:
- Trung tâm hô hấp tăng phát tín hiệu hô hấp (còn gọi là đói không khí)
- Cơ thể thiếu nguồn oxy
- Khi có các tác nhân tác động đến phổi.
3. Chẩn đoán triệu chứng khó thở là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng khó thở, cụ thể như sau:
3.1. Theo đặc điểm triệu chứng khó thở xuất hiện
> Khó thở cấp:
- Hen phế quản: người bị bệnh hen suyễn khi lên cơn hen thường khó thở ra, xuất hiện đột ngột. Cơn hen phế quản xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên: bụi, phấn hoa, lông thú, mùi hóa chất mạnh…hoặc khi thay đổi thời tiết. Người bệnh cảm thấy ngột ngạt, khò khè và thở rít tăng dần. Sau cơn khó thở có người bệnh có ho và khạc đờm, đờm trắng, dính.
- Tràn khí màng phổi: khó thở dữ dội sau 1 cơn đau ngực, khó thở khi hít vào, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, có khi buồn nôn.
- Dị vật đường thở: cơn khó thở xảy ra đột ngột, mặt môi tím tái do thiếu oxy, có tiếng cò cử, ngạt thở dữ dội, vã mồ hôi. Khi dị vật đã xuống sâu hơn thì khó thở nhẹ dần. Nếu dị vật nằm ở khí quản không xuống được thì mặt, môi bệnh nhân tím tái, không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong.
- Viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: người bệnh có sốt cao, khó thở từ từ, thở nông, nhanh và ngày càng tăng. Viêm phế quản cấp tái diễn nhiều lần có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn và viêm phế quản mãn nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời dễ biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
- Đợt cấp COPD: thường gặp ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc. COPD thường là biến chứng từ viêm phế quản mãn tính hay hen phế quản. Người bệnh có thể có sốt, ho nhiều, đờm đặc màu vàng hoặc xanh. Khó thở từng cơn, nhịp nhanh, nông. Bệnh nhân thấy ngột ngạt, thiếu không khí, bủn rủn chân tay, môi tím, vã mồ hôi.
- Phù phổi cấp: khó thở xảy ra đột ngột; hay gặp khó thở về đêm; khó thở nhanh, nông; mặt, môi tím tái và khạc ra bọt màu hồng.
> Khó thở từ từ:
- Viêm phổi: người bệnh sốt cao 39-40 0C, miệng có các nốt nhiệt, ho ra đờm màu rỉ sét; đau ngực và khó thở từ từ.
- Tràn dịch màng phổi: khó thở nhiều ở thì hít vào, có thể ho khan, sốt, đau ngực bên tràn dịch. Đôi khi nằm nghiêng về bên tràn dịch sẽ dễ thở hơn.
- Suy tim: Triệu chứng khó thở và mệt mỏi khi gắng sức hoặc khi mang vác nặng, leo cầu thang. Có khi chỉ cần mặc quần áo, làm vệ sinh cá nhân cũng thấy khó thở. Bệnh nhân đi tiểu ít, có thể phù 2 chân, mặt xanh tím tái.
- Khó thở do các bệnh tai, mũi, họng như viêm mũi, viêm sưng amidan, viêm phù nề thanh quản, cần khám chuyên khoa tai mũi họng.
3.2. Theo các triệu chứng đi kèm
Khó thở có nhiều mức độ biểu hiện hoặc đi kèm với các biểu hiện khác và mỗi dấu hiệu này sẽ điển hình cho những triệu chứng bệnh khác nhau.
- Triệu chứng ho khó thở: khi gặp dấu hiệu này nên nghĩ ngay đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi không hồi phục hoàn toàn, các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn là ho, khó thở và khạc đờm kéo dài. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu, ngoài ra còn do việc hít thở trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Triệu chứng khó thở có thể do nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Thở dốc: là hiện tượng gặp phải khi bạn không thể cân bằng lượng oxy hít vào và CO2 thở ra. Thở dốc thường kèm theo nhịp tim nhanh, khó thở và đây thường là triệu chứng của các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, hẹp van tim…hoặc các bệnh về phổi như viêm phổi, phổi tắc nghẽn hoặc bệnh hen phế quản mạn tính.
- Thở hụt hơi: đây có thể là dấu hiện thường gặp khi bạn vận động gắng sức hoặc khi lo lắng căng thẳng cực độ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất (bệnh nhân có nhịp tim sớm hơn bình thường hoặc lỡ nhịp tim) , các bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm…Yếu tố nguy cơ gây nên đó là các chất chứa cafein, thuốc lá, rượu bia…
- Đau đầu khó thở: khi gặp tình trạng này, khả năng cao bạn đang có bệnh cao huyết áp hoặc hội chứng thiếu máu. Ngoài ra còn có thể do thiểu năng tuần hoàn não hoặc suy nhược thần kinh cũng gây nên những cơn đau đầu khó thở.
- Đau bụng khó thở: triệu chứng này thường liên quan đến các bệnh lý dạ dày và gan như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân xơ gan cổ trướng, sưng gan hoặc sỏi mật mà nguyên nhân lớn gây nên là do chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học. Chi tiết hơn, mời bạn tìm hiểu tại bài viết: Đau bụng khó thở là bệnh gì
- Thỉnh thoảng khó thở: nếu bạn thỉnh thoảng gặp vấn đề khó thở khi hoạt động mạnh thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu gặp phải kể cả khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng thì đó cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Lúc này bạn cần chú ý theo dõi thêm các triệu chứng khác để có kết luận chính xác nhất.
5. Cách điều trị khó thở
Triệu chứng khó thở luôn làm cho người bệnh có giác mệt mỏi mà nếu không chữa trị ngay thì sẽ làm tình trạng bệnh lý nguy hiểm và khó chữa. Để phòng tránh và khắc phục, các bạn có thể áp dụng những cách trị khó thở sau đây:
- Như đã nêu ở trên, khó thở là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đây là căn bệnh phát triển âm thầm và rất nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời.
Cần kết hợp sử dụng thuốc cắt cơn nhanh và thuốc kiểm soát dài hạn như các thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm nhóm corticoid. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng Đông y, thảo dược cũng được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở. Ngoài ra việc bỏ thuốc lá và tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thuốc xịt hen có tác dụng cắt cơn hen khó thở
- Nếu nguyên nhân gây khó thở là các bệnh lý tim mạch, thần kinh, tiêu hóa thì bạn nên đến bệnh viện để có những xét nghiệm chẩn đoán chính xác và lời khuyên của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể.
>>> LỜI KHUYÊN: Khi có triệu chứng khó thở, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
6. Một số biện pháp giảm khó thở tại nhà
Để xoa dịu đường thở, người bênh cần có những kiến thức nhất định về triệu chứng này. Dưới đây là những biện pháp giúp giảm khó thở tại nhà đơn giản:
- Thở sâu: Biện pháp này cực kỳ hữu hiệu giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng khó thở.
- Thở mím môi: Cách thức này giúp giảm khó thở nhờ làm chậm nhịp thở của người bệnh
- Tìm tư thế thoải mái và được nâng đỡ: Tư thế có thể đứng hoặc nằm miễn là người bệnh cảm thấy thoải mái và có cảm giãn được thư giãn. Nó làm giảm áp lực đường thở và cải thiện hô hấp
- Sử dung quạt: Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ việc dùng chiếc quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt giúp giảm cảm giác khó thở
- Hít hơi nước: Cách này giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng kèm độ ẩm từ hơi nước làm tan chất nhầy và đờm.
- Ăn gừng hoặc uống trà gừng: Gừng thơm có thể giúp giảm khó thở đường hô hấp
7. Những cách thức để phòng tránh khó thở
Khó thở là triệu chứng của nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Biểu hiện khó thở nếu không có phương pháp điều trị về lâu dài sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh khó thở cũng như các bệnh lý khác bạn nên thực hiện theo những cách sau:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt những nơi đông người có nguy cơ cao nhiễm bệnh hô hấp
- Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà bông kháng khuẩn để loại bỏ những virus nguy hiểm
- Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời lạnh hay giao mùa
- Vệ sinh nhà cửa, không gian sống thường xuyên để tạo sự thoáng mát, tránh để độ ẩm cao
- Thể dục đều đặn mỗi ngày nâng cao sức khỏe
- Hạn chế tối đa các chất kích thích, chất cồn, thức ăn gây dị ứng
- Xây dựng dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo giúp cơ thể đủ khả năng chống đỡ với các mầm bệnh
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung nước ấm thường xuyên
- Sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên giúp hỗ trợ giảm viêm hô hấp mạn tính như viên uống Bảo Khí Khang
Trên đây là những kiến thức cơ bản và những chia sẻ về triệu chứng khó thở cách cách xử trí khi bạn bị khó thở. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để hiểu hơn về tình trạng này.
Nếu bạn nghi ngờ triệu chứng khó thở của bạn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hô hấp mạn tính, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 18000055 để được các chuyên gia của Bảo Khí Khang giải đáp thắc mắc về bệnh và cách chữa bệnh.
Bảo Khí Khang - Giải pháp cho các bệnh lý hô hấp mạn tính
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về khó thở, viêm hô hấp mạn tính, COPD mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 18000055
Để tìm mua Bảo Khí Khang tại địa chỉ nhà thuốc gần nhất, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm