Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì? Điều này thì đóng góp một phần rất quan trọng để bạn có thể chung sống hòa bình với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD một cách tốt nhất. Bởi trong khi một số thực phẩm sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn, một số khác lại làm nặng thêm sự tiến triển trầm trọng của bệnh. Hãy xem chuyên gia nói gì về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Dinh dưỡng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe nói rằng những gì bạn ăn lại có thể ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của bạn.
Nhưng nó là một mối quan hệ rất Quan-Trọng đấy!
Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên ăn gì, kiêng gì?
Có một ví dụ minh chứng cho sự quan trọng này: Triệu chứng khó thở trong COPD và thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ăn vào.
Logic lại một chút bạn sẽ thấy:
"Cơ thể luôn cần sử dụng thực phẩm để làm nhiên liệu cho tất cả các hoạt động của nó thông qua quá trình trao đổi chất. Mà trong quá trình này oxy cùng thực phẩm là nguyên liệu đầu vào còn năng lượng và CO2 – một chất thải mà bạn thở ra là thành phẩm.
Với lượng oxy được sử dụng, chuyển hóa carbonhydrat lại tạo ra nhiều CO2 nhất còn chuyển hóa chất béo tại ra ít CO2 nhất.
Bạn thì luôn gặp rắc rối với triệu chứng khó thở, do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến bạn không nhận được đầy đủ lượng oxy cần thiết.
Cho nên một chế độ ăn kiêng với ít carbonhydrat và nhiều chất béo sẽ giúp hơi thở của bạn được dễ dàng hơn."
Do đó, bạn cần nghiêm túc thực hiện đúng những lời khuyên về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì mà tôi sẽ đề cập tiếp sau đây.
2. Quan tâm đến cân nặng trước khi nghĩ tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì
Đến đây thì chắc bạn cũng đã hiểu rằng sự pha trộn chất dinh dưỡng hợp lý trong chế độ ăn sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.
Nhưng sự kết hợp thế nào mới là đúng thì phụ thuộc vào cân nặng của bạn, bởi:
- Mang thêm trọng lượng sẽ làm cho tình trạng khó thở trong COPD trở nên tồi tệ hơn.
- Còn nếu bạn quá gầy sẽ khó mà đáp ứng được nhu cầu năng lượng rất cao của cơ thể mà COPD đòi hỏi từ bạn.
- Và chỉ với một cơ thể được nuôi dưỡng tốt, bạn mới có thể triệt hạ nhiễm trùng một các tốt được, nhất là khi COPD kèm theo nhiễm trùng nó có thể nhanh chóng gây ra những biến chứng COPD nghiêm trọng và cần phải nhập viện.
Người bệnh COPD cần ăn gì để kiểm soát cân nặng là vấn đề rất quan trọng
Vì vậy, tôi khuyên bạn nên lên bàn cân và kiểm tra chỉ số cân nặng của mình để biết bạn thuộc nhóm người nào (gầy, thừa cân, hoặc cân đối) trước khi tìm hiểu những thực phẩm gì mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn và kiêng ăn mà tôi sẽ giới thiệu ngay bây giờ.
3. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
Dưới đây sẽ là những lựa chọn nên ăn gì ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính để cân nặng vẫn được kiểm soát hợp lý mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cần thiết cho người bệnh và không làm xấu đi sự tiến triển của bệnh.
3.1. Thức ăn giàu carbonhydrat phức tạp
Bạn đang thắc mắc tại sao phải nên ăn carbonhdrat phức tạp?
Dù cho bạn có phải là người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay không thì carbonhydrat phức tạp luôn được khuyến cáo là sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
Bởi nó không chỉ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể như carbonhydrat đơn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như các vitamin, khoáng chất,..
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên các loại ngũ cốc nguyên hạt
Bạn có thể tìm thấy lượng giàu có carbonhydrat phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, trái cây và rau quả tươi.
- Để giảm cân: Ưu tiên ăn trái cây tươi và rau so với bánh mì và mì ống.
- Để tăng cân: Ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả tươi.
3.2. Thức ăn chứa protein
Người bệnh COPD nên ăn các thực phẩm giàu protein ít nhất 2 lần một ngày để giúp duy trì sự khỏe mạnh cho các cơ hô hâp.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn thực phẩm giàu protein
Các lựa chọn tốt bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan.
- Để giảm cân: Chọn các nguồn protein ít chất béo như thịt lạc hay các sản phẩm từ sữa tách béo.
- Để tăng cân: Chọn protein có hàm lượng chất béo cao hơn, chẳng hạn như sữa nguyên chất, phô mai sữa nguyên chất và sữa chua.
3.3. Thức ăn chứa chéo chưa bão hòa, không chứa cholesterol
Đây là những chất béo thường ở dạng lỏng tại nhiệt độ phòng và đến từ các nguồn thực vật như dầu ngô, nghệ tây và dầu cải.
3.4. Thức ăn giàu canxi
- Thông thường bạn sẽ cần sử dụng steroid để điều COPD nhưng sử dụng lâu dài thuốc này có thể làm tăng nhu cầu canxi của bạn.
- Thế nên, bạn cần tích cực bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi vào thực đơn ăn uống của mình.
- Đó là các loại hải sản, hạt vừng, bột yến mạch, đậu phụ, hạnh nhân,..
Thức ăn giàu canxi nên được bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh COPD
3.5. Nên uống đủ nước
- Nước giúp làm loãng chất nhầy tiết ra ở đường hô hấp và được loại bỏ dễ dàng hơn.
- Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên cần bổ sung khoảng 6 dến 8 ly nước mỗi ngày.
- Tuy nhiên, đừng cố uống nhiều nước một lúc mà hãy trải đều nó ra cả ngày.
- Mỗi sáng hãy chuẩn bị một bình với tất cả lượng nước mà bạn cần uống cho cả ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được rằng bạn còn phải uống bao nhiêu nữa là đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho hôm đó.
4. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên kiêng ăn gì?
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn COPD cần tuyệt đối lưu ý tránh và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:
4.1. Thức ăn giàu carbonhydrat tinh chế
- Các loại đồ uống có đường, nước ép trái câu, bánh ngọt, kẹo, bánh mỳ trắng,...nên loại bỏ khỏi chế độ ăn của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Bởi chúng là nơi tụ họp của các carbonhydrat đơn giản. Mặc dù carbonhyrat dạng đơn được tiêu hóa, hấp thu nhanh hơn nên có thể gây ra một “vụ nổ năng lượng” nhanh hơn nhiều so với carbonhydrat phức tạp.
- Tưởng chừng đây là một điều có lợi cho cơ thể cần nhiều năng lượng như người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng thực chất người ta lại gọi nó là “cái thùng rỗng calo” bởi sự nghèo nàn chất dinh dưỡng thiết yếu trong nó.
4.2. Thức ăn chứa nhiều natri
- Trung y cho rằng sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan đến việc bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn mặn.
- Trong cuốn “Y biến” có viết: Thức ăn quá chua mặn thẩm thấu vào khí quản tạo ra đờm, nếu gặp gió hàn độc tố sẽ làm đờm tắc nghẽn và sinh bệnh.
- Còn theo y học hiện đại, ăn quá nhiều muối sẽ làm gia tăng phản ứng với khí quản, qua đó khiến diễn biến của bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn.
- Đặc biệt là nếu huyết áp cao hoặc phù là vấn đề sức khỏe của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết rằng bạn nên ăn bao nhiều natri mỗi ngày.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên ăn quá nhiều muối
4.3. Thức ăn gây dị ứng
- Dị ứng thực phẩm thường đi kèm với những triệu chứng hô hấp như khó thở, thở khò khè, ho và co thắt phế quản và điều này sẽ làm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Vì thế, nếu bạn đã từng dị ứng thực phẩm nào đó thì chúng không nên có mặt trong chế độ ăn của bạn nữa.
- Những thức ăn gây dị ứng phổ biến nhất là trứng, lúa mì, sữa, đậu phộng, đậu nành và các loại hải sản (tôm, cua, ốc, hàu,..)...
4.4. Thức ăn chứa nhiều nitrat
Tạp chí European Respiratory Journal đã cho biết có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thực phẩm giàu nitrat có thể làm nặng thêm tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thậm chí đến mức bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Từ đó, khả năng cao sẽ thúc đẩy sự rút ngắn thời gian sống sót của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn nữa, nitrat còn khiến bạn có nguy cơ ung thư phổi cao hơn, đặc biệt là ung thư phổi.
Khi bị COPD, bạn nên kiêng các thức ăn chế biến sẵn
Nitrat thì thường được sử dụng trong bảo quản các loại thịt chế biến sẵn.
Do đó, người bệnh COPD không nên ăn xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội hay các loại thịt đóng hộp khác.
4.5. Thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
- Khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cũng không nên ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa như bơ, mỡ lợn, dầu thực vật hydrat hóa, thực phẩm chiên rán, bánh quy, bánh ngọt.
- Chúng khá khó tiêu nên bạn dễ bị đầy bụng, chướng hơi.
- Một cái dạ dày phình to sẽ đẩy cơ hoành (cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng) của bạn lên trên và tạo sức ép cho sựnở rộng của phổi.
- Và hậu quả là làm tệ hơn triệu chứng khó thở trong COPD của bạn.
Xem thêm: Chữa bệnh phổi tắc nghẽn bằng Đông y
4.6. Rượu
- Người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không nên uống rượu, hút thuốc.
- Hút thuốc là một trong những nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hàng đầu. Và nếu bạn vẫn tiếp tục hút thuốc kể cả khi đã được chẩn đoán bệnh COPD, tình trạng bệnh của bạn sẽ xấu đi nhanh chóng.
- Thuốc lá sẽ khiến thành khí quản của bạn co thắt, lượng chất bài tiết tăng lên, thượng bì niêm mạc bị tổn hại gây đột biến ở lớp vảy làm rụng trốc lông mao, lượng chất nhờn tăng lên.
- Trong khói thuốc lá có nhiều độc tố như Anđêhít, Ôxít nitơ v.v. Chúng kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo ra viêm nhiễm, dẫn đến ho khạc, nhiều đờm…
- Vì vậy, phải tuyệt đối cai rượu và thuốc lá khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Người bệnh phổi tắc nghẽn nên kiêng rượu bia và thuốc lá
Hi vọng rằng với bài viết trên đây, bạn đã biết được người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì, kiêng gì để bạn có thể chăm sóc người bệnh COPD hoặc chính bản thân mình tốt hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại là hướng dẫn dinh dưỡng chung cho những người bệnh COPD thôi bởi nhu cầu của mỗi người sẽ khác nhau. Thế nên, tôi đặc biệt khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bạn thay đổi chế độ ăn của mình nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh COPD. Nhiều thảo dược đã cho thấy công dụng của nó trong vai trò hỗ trợ chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có tác dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm