Sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản đúng cách không chỉ giúp kiểm kiểm soát sự phát triển của bệnh mà còn giúp ngăn ngừa sự nguy hiểm của các biến chứng do điều trị.
Thế nhưng, bạn có chắc rằng bạn đã và đang sử dụng chúng một cách hiệu quả?
Tìm hiểu bài viết sau để hiểu thêm về nhóm thuốc điều trị hen này nhé.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Vai trò của thuốc điều trị dự phòng hen phế quản
Trong điều trị hen suyễn, hen phế quản, có 2 nhóm thuốc lớn được nhắc đến là:
- Nhóm thuốc dự phòng hen.
- Và nhóm thuốc cắt cơn hen.
Mỗi nhóm được sử dụng với mục đích, khoảng thời gian, cách dùng khác nhau.
Vậy vai trò của các thuốc dự phòng hen phế quản là gì?
Thuốc dự phòng hen giúp làm giảm số cơn hen kịch phát và giảm sự tiến triển của bệnh
Như chúng ta đã biết, hen là một bệnh mạn tính, cho đến nay vẫn chưa thể có thuốc chữa hen suyễn triệt để, hoàn toàn khỏi được bệnh.
Vì vậy, bên cạnh việc cắt cơn hen suyễn thì cần có các nhóm thuốc để làm giảm tái phát, giảm tần số và mức độ của cơn hen.
Các thuốc dự phòng hen phế quản thường được dùng trong thời gian dài, thường xuyên để giúp người bệnh cải thiện từ từ tình trạng bệnh, cũng như hỗ trợ kiểm soát bệnh một cách tốt hơn.
Thuốc dự phòng hen còn được gọi với tên khác là thuốc phòng ngừa hen phế quản.
Nếu được dùng hợp lý, đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ thì vừa có tác dụng làm giảm số cơn hen kịch phát, vừa giảm được độ nặng của bệnh.
Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên:
" Điều trị lâu dài bằng các thuốc dự phòng hen phế quản này, thay vì chỉ đơn thuần dùng các thuốc cắt cơn hen khi cần thiết."
2. Các loại thuốc dự phòng hen phế quản
Hen là tình trạng tăng đáp ứng của đường thở với các tác nhân ngoại cảnh, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng hoặc không do dị ứng.
Dựa vào cơ chế của hen phế quản, ngày nay có các nhóm thuốc sau để phòng ngừa cơn hen, được khuyến cáo trong điều trị dự phòng hen phế quản:
- Thuốc Corticosteroid.
- Thuốc cường Beta -2 adrenergic tác dụng kéo dài.
- Thuốc điều biến Leukotrien.
- Thuốc kháng Cholinergic tác dụng kéo dài.
- Thuốc nhóm Xanthin.
- Nhóm thuốc Chống dị ứng.
- Và các thuốc xịt kết hợp nhóm thuốc trên.
Cùng tìm hiểu cụ thể về các loại thuốc dự phòng hen phế quản này nhé!
2.1. Thuốc Corticosteroid
Corticosteroid còn được gọi là các hóc -mon Corticosteroid bởi chúng tương tự như các hóc - mon steroid được sản xuất từ lớp vỏ của tuyến thượng thận.
Các thuốc này có liên quan đến nhiều quá trình chuyển hóa, sinh lý trong cơ thể như đáp ứng với stress, phản ứng miễn dịch, đáp ứng viêm, các chuyển hóa chính như lipid, protid, glucid,…
Trong đó, với bệnh hen suyễn Corticosteroid vừa thể hiện vai trò như một chất cắt cơn hen, lại vừa có vai trò tích cực trong điều trị dự phòng.
Thuốc xịt corticoid là loại thuốc dự phòng hen được sử dụng phổ biến
Tác dụng chính của các thuốc Corticosteroid trong dự phòng hen phế quản là làm giảm đáp ứng viêm của cơ thể.
Cụ thể là giảm đáp ứng viêm tại niêm mạc đường thở bằng cách ức chế phản ứng tự nhiên đáp ứng với các kích thích gây phù.
Có 3 dạng dùng của các thuốc dự phòng hen loại này, bao gồm: đường phun – hít, đường uống, đường tĩnh mạch.
- Các thuốc corticoid dự phòng hen dạng hít.
- Như flunisolide, ciclesonide, budesonid, beclomethasone, fluticasone, mometasone, triamcinolone.
- Hiệu quả của thuốc Corticosteroid dự phòng hen đạt đỉnh sau 6-10 giờ sử dụng.
- Tại Việt Nam, các biệt dược có sẵn dạng này đang được lưu hành là Beclomethasone, Fluticasone, Budesonide. Các thuốc này đạt hiệu quả điều trị cao, do đó thường được biết đến như là nhóm thuốc làm giảm tổn thương đường thở.
>>> Xem thệm: Lưu ý "quan trọng" để sử dụng thuốc thuốc xịt dự phòng hen phế quản đúng cách
- Các thuốc corticoid dự phòng hen dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch:
- Như hydrocortisone, methylprednisolone, prednisolon, prednisone, triamcinolone.
- Khi dùng nhiều ngày Corticosterid, các thuốc này sẽ làm giảm độ nhạy của đường dẫn khí với chất kích thích, các tác nhân gây dị ứng.
- Trong trường hợp dùng để dự phòng, cần hết sức lưu ý các tác dụng phụ của thuốc, điển hình là Gây bầm, đục thủy tinh thể sớm. Nhiễm nấm hầu họng, phổ biến nhất là Candida. Gây khó nuốt, ho
2.2. Thuốc cường beta - 2 adrenergic tác dụng kéo dài
Thuốc cường beta 2 adrenergic có 2 loại:
- Một loại tác dụng ngắn.
- Và một loại có tác dụng kéo dài.
Trong đó chỉ có thuốc tác dụng kéo dài mới được sử dụng trong điều trị dự phòng hen suyễn.
Các thuốc dự phòng hen suyễn nhóm này làm giãn cơ trơn của khí phế quản, do đó giảm tình trạng bít tắc, co cơ trơn quá mức vẫn thường xảy ra như trong cơ chế gây bệnh.
Khi sử dụng trong thời gian dài với mục tiêu điều trị dự phòng hen, thuốc còn giúp:
- Cải thiện chứng năng của phổi.
- Cải thiện chức năng đường thở.
- Giảm các triệu chứng điển hình của hen phế quản như ho kịch phát, khò khè, đau tức ngực,...
- Và đặc biệt là làm giảm tần suất xuất hiện các cơn hen cấp.
Hai hoạt chất thuộc nhóm cường beta 2 adrenergic tác dụng dài có mặt và đang lưu hành tại Việt Nam là formoterol và salmeterol.
Các tác dụng phụ của nhóm thuốc dự phòng hen phế quản này là co thắt phế quản dội ngược, tăng dung nạp thuốc (nghĩa là phải dùng liều cao hơn ở các lần tiếp theo).
2.3. Thuốc điều biến Leukotrien
Là thuốc ngăn ngừa tác động của các leucotrien trong cơ thể.
Leucotrien là chất thường xuất hiện trong các phản ứng dị ứng như hen phế quản, gây ra tình trạng tăng tiết dịch, đờm, tăng co thắt phế quản, phù nề…Vì vậy, khi ức chế hoặc làm giảm được chất này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng trên.
Thuốcdự phòng hen loại này được dùng để phòng ngừa và điều trị hen phế quản mạn tính chứ không có tác dụng làm giảm co thắt và không có nhiều vai trò trong cơn hen cấp.
Có 2 nhóm thuốc điều biến leucotrien được sử dụng dự phòng hen là:
- Nhóm ức chế (hay đối kháng leucotrien): như zaflirlukast, montelukast, pranlukast
- Nhóm giảm tổng hợp leucotrien: như zileuton
Tác dụng phụ điển hình của thuốc là nguy cơ gây trầm cảm cho bệnh nhân (chưa rõ ràng) và thuốc có thể tương tác với các nhóm thuốc chuyển hóa qua gan như thuốc động kinh.
2.4. Thuốc kháng cholinergic tác dụng dài
Tác dụng chính của thuốc dự phòng hen nhóm này là ức chế acetylcholin, ngăn co cơ trơn phế quản và giảm tình trạng tiết quá nhiều chất nhày trong phế quản.
Các thuốc này hiện chỉ cho hiệu quả điều trị bệnh hen phế quản khá thấp trong hen phế quản nên được sử dụng tương đối ít trong điều trị dự phòng.
Một số hoạt chất chính của nhóm: ipratropium bromid, tiotropium bromid,…
2.5. Nhóm xanthin
Tác dụng chính của nhóm xanthin (chủ yếu là methyl xanthin) là làm giãn cơ trơn phế quản, do khả năng làm tăng AMP vòng.
Ngoài ra, thuốc còn giảm sự tạo thành các chất trung gian trong quá trình dị ứng, viêm nên làm giảm mức độ của bệnh hen suyễn.
Các hoạt chất chính của nhóm: theophyllin, doxofylline, diprofilline, …
Thuốc có tác dụng phụ chủ yếu là gây kích thích bồn chồn, mất ngủ, co giật, gây nhịp tim nhanh, tình trạng mất ngủ…
2.6. Nhóm thuốc chống dị ứng
Như chúng ta đã biết, dị ứng là yếu tố có liên hệ chặt chẽ với bệnh sinh của hen phế quản.
Do đó, giảm được tình trạng dị ứng trong cơ thể cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát và dự phòng bệnh hen.
Thuốc chống dị ứng được sử đụng để dự phòng hen phế quản
Có hai nhóm thuốc có tác dụng chống dị ứng dùng để dự phòng hen phế quản, bao gồm:
- Liệu pháp miễn dịch
- Kháng thể đơn dòng IgE: Omalizumab (Xolair)
2.6.1. Liệu pháp miễn dịch dị nguyên đặc hiệu
Khi các biện pháp can thiệp y tế đều thất bại, và tìm thấy kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên có liên quan trên lâm sàng sau khi đã loại bỏ các tác nhân khởi phát khác thì liệu pháp miễn dịch là một lựa chọn điều trị phù hợp cho bệnh nhân hen phế quản.
Lúc này, đây được coi như là cách để giải mẫn cảm rất hiệu quả.
Cách thực hiện: tiêm dưới da hoặc đặt dưới lưỡi nhiều lần các dị nguyên gây dị ứng ở bệnh nhân hen để tạo ra khả năng bảo vệ, chống lại các dị nguyên trong các lần tiếp xúc sau này.
Tác dụng của biện pháp này là làm giảm việc sử dụng các thuốc điều trị thông thường, giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng tăng đáp ứng với các dị nguyên đặc hiệu và không đặc hiệu.
Tác dụng không mong muốn: các phản ứng dị ứng có thể rất nguy hiểm gây đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu được thực hiện không đúng cách.
Vì vậy, bệnh nhân khi sử dụng liệu pháp miễn dịch cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chữa hen phế quản.
2.6.2. Kháng thể đơn dòng kháng IgE
Khi các dị nguyên (các chất lạ) xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại, được gọi là phản ứng dị ứng.
Kháng thể điển hình nhất là IgE, do đó nếu ức chế được kháng thể này thì sẽ giúp cải thiện được triệu chứng hen phế quản.
Thuốc được dùng bằng đường tiêm, ở những người thường bị dị ứng quanh năm hoặc những bệnh nhân không thể kiểm soát bằng Corticosteroid.
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của thuốc là phản ứng sốc phản vệ, gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Vì vậy, thuốc chỉ nên sử dụng tại các cơ sở y tế để bệnh nhân có thể được xử trí kịp thời với các tình huống phát sinh.
2.7. Thuốc hít kết hợp
Hiện nay, Corticosterid và nhóm chủ vận beta 2 là các nhóm chính trong điều trị dự phòng hen phế quản nên trong các biệt dược thường kết hợp 2 hoạt chất thuộc các nhóm này để tăng cường tác dụng.
Phổ biến nhất là 2 chế phẩm sử dụng đường phun hít:
- Kết hợp Fluticasone với salmeterol trong chế phẩm Seretide (Evohaler)
- Kết hợp Budesonide với formoterol trong chế phẩm symbicort (Tubuhaler)
Như vậy, các thuốc dự phòng hen phế quản là rất đa dạng. Bạn cần kiểm tra tình trạng của bản thân để biết mức độ của bệnh trước khi sử dụng các loại thuốc này, đồng thời phải tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc điều trị.
Bạn cũng nên kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị hen để giảm số lần và sự tăng liều các thuốc Tây y trong điều trị, nhờ đó, hạn chế được một chuỗi dài các tác dụng phụ của chúng.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành cho bệnh người bệnh hen phế quản.
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh hen phế quản.
Ngoài ra, Bảo Khí Khang cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu
Tác dụng thành phần Bảo Khí Khang
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn - hen phế quản, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm