Điều trị COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không đơn giản chỉ là dùng thuốc điều trị mà là sự kết hợp đồng bộ của rất nhiều biện pháp khác nhau. Và bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các biện pháp đó mới có thể kìm hãm sự phát triển của COPD và ngăn ngừa những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh. Bài viết dưới đây được tổng hợp như một cuốn sổ tay chữa trị COPD mà bạn nên tham khảo để cái nhìn tổng quan về điều trị và có thể chung sống hòa bình với COPD
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
1. Mục tiêu điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là bệnh lý đường hô hấp mãn tính, đặc trưng bởi rối loạn thông khí tắc nghẽn, không có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Điều này chủ yếu là do tình trạng viêm nhiễm thường xuyên ở toàn bộ đường dẫn khí và nhu mô phổi, dẫn đến xơ hóa đường thở.
Bệnh nhân điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Do vậy, mục tiêu điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD gồm:
- Giảm triệu chứng: Giảm các triệu chứng ho, khó thở của bệnh nhân. Cải thiện khả năng gắng sức và cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Giảm nguy cơ: Dự phòng bệnh tiến triển. Dự phòng và điều trị cơn kịch phát và giảm nguy cơ tử vong.
2. Biện pháp chung điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
Không đơn thuần chỉ là sử dụng thuốc điều trị như các bệnh thông thường, điều trị COPD là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, như ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, cai nghiện thuốc lá, phục hồi chức năng hô hấp,..
Và bạn cần phải làm tốt tất cả các biện pháp này để kiểm soát sự tiển triển và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
2.1. Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
Thuốc lá là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD hàng đầu.
Với rất nhiều chất độc hại, khói thuốc lá sẽ làm suy giảm khả năng phòng vệ của phổi chống lại nhiễm trùng, làm hẹp đường dẫn khí, gây sưng phồng ống khí và phá hủy các túi khí,…
Tất nhiên, có thể bạn không hề chủ động hút thuốc lá mà bạn vẫn mắc phải bệnh COPD.
Nhưng khi chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cần cố gắng loại bỏ hoàn toàn việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động và cả những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của phổi như thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, than, củi, khí độc, hóa chất,…
Đây là cách mà bạn dễ dàng thực hiện để kìm hãm sự tiến triển trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
2.2. Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào
Cai thuốc, một phần rất quan trọng trong điều trị COPD nhưng thực sự sẽ rất khó khăn để bạn từ bỏ thói quen gây nghiện này.
Dẫu vậy, hãy lắng nghe sức khỏe của bạn lên tiếng để lấy dũng khí quyết tâm chia tay với tật xấu này nhé.
- Trước tiên, bạn hãy trả lời xem điều gì có thể cản trở bạn cai thuốc lá: Nỗi sợ cai thuốc lá thất bại? Hội chứng cai thuốc đem đến khó chịu cho bạn? Bạn không muốn mất đi niềm vui với điếu thuốc ? Hay là bạn không muốn gặp căng thẳng bởi vốn dĩ bạn chủ định tìm đến thuốc lá là để giải tỏa stress?...
- Rồi bạn nghĩ xem bây giờ bạn cần gì, thuốc lá hay sức khỏe của của chính bạn và nỗi lo lắng của người thân,.. mới là quan trọng hơn. Chỉ khi bạn tự thuyết phục được chính bạn, việc cai thuốc mới sáng lên tia hi vọng được.
- Nếu quá khó khăn, hãy nhờ sự trợ giúp của người thân của bạn hoặc bác sĩ, họ có thể giúp đỡ để bạn có được động lực để từ bỏ được thuốc lá.
- Và cuối cùng, hiện tình trạng hút thuốc của bạn như thế nào vậy? Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày? Trả lời được điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ xây dựng được một kế hoạch cai thuốc hiệu quả.
Tùy vào mức độ hút thuốc của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc hỗ trợ điều trị cai thuốc lá để làm giảm nhẹ hội chứng cai thuốc và làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công như nicotin thay thế, bupropion, varenicline.
- Nicotin thay thế:
- Có rất nhiều lựa chọn cho bạn để sử dụng nicotin thay thế khi hỗ trợ điều trị cai thuốc lá như dạng xịt họng, xịt mũi, viên ngậm, viên nhai hay miếng dán da.
- Thời gian dùng thuốc thì tùy thuộc vào mức độ bạn nghiện thuốc lá thế nào, thông thường là khoảng 2-4 tháng.
- Nicotin thay thế có thể gây kích ứng da khi dán, khô miệng, nấc, khó tiêu khi sử dụng đường uống và nó chống chỉ định ở người bệnh tim mạch có nguy cơ cao ( vừa mới bị nhồi máu cơ tim).
- Bupropion:
- Có tác dụng tăng cường giải phóng noradrenergic và dopaminergic ở hệ thần kinh trung ương khiến ham muốn hút thuốc lá bị giảm xuống.
- Với thuốc này, thời gian điều trị là 7-9 tuần, có thể kéo dài tới 6 tháng.
- Không dùng cho người bệnh động kinh, rối loạn hành vi ăn uống, rối loạn tâm thần, dùng thuốc nhóm IMAO hoặc đang điều trị cai nghiện rượu, suy gan nặng.
- Trong tuần đầu, mỗi buổi sáng bạn uống liều 150 mg, từ tuần thứ 2-9 uống 300 mg/ ngày chia 2 lần.
- Varenicline:
- Có tác dụng làm giảm sảng khoái khi bạn hút thuốc và giảm cả triệu chứng khi cai thuốc lá.
- Thời gian điều trị với vareniclin trong khoảng 12 tuần, thậm chí có thể kéo dài tới 6 tháng.
- Không dùng cho người suy thận nặng.
- Liều điều trị: Ngày 1-3 mỗi sáng uống 0,5 mg, ngày 4-7 là 1mg/ ngày chia 2 lần sáng-chiều và tuần 2-12 là 2 mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều.
2.3. Tiêm vacxin phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguy cơ gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Do đó, tiêm vacxin phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng là một bước quan trọng trong điều trị COPD.
Việc tiêm phòng vacxin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
- Tiêm phòng vacxin cúm vào đầu mùa thu và nhắc lại mỗi năm cho những người bệnh COPD.
- Tiêm phòng vacxin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
2.4. Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD
Mục tiêu điều trị phục hồi chức năng hô hấp là giảm triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng các hoạt động thể chất và xã hội trong đời sống hàng ngày cho bạn.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bạn và đưa ra một chường trình điều trị hiệu quả nhất cho riêng bạn, gồm tập vận động, giáo dục sức khỏe và thay đổi hành vi thái độ nhằm cải thiện tình trạng thể chất, tâm lý người bệnh COPD và khuyến khích tuân thủ điều trị lâu dài.
2.4.1. Chỉ định và chống chỉ định của phục hồi chức năng hô hấp
Chương trình phục hồi chức năng hô hấp nên được thực hiện ở tất cả những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngay cả ở giai đoạn sớm.
Đặc biệt là ở những trường hợp sau:
- Khó thở và các triệu chứng hô hấp mạn tính.
- Chất lượng cuộc sống kém, giảm tình trạng sức khỏe chung.
- Khó khăn trong thực hiện sinh hoạt hàng ngày.
- Lo âu, trầm cảm.
- Suy dinh dưỡng.
- Tăng sử dụng các dịch vụ y tế như nhập viện, thăm khám nhiều lần,…
- Rối loạn trao đổi khí bao gồm hạ oxy máu.
Không thực hiện chương trình phục hồi chức năng hô hấp ở những bệnh nhân COPD sau:
- Có vấn đề về chỉnh hình hoặc thần kinh làm hạn chế khả năng di chuyển hoặc phối hợp động tác trong lúc vận động.
- Độ khó thở mMRC ≥ 4.
- Mắc các bệnh tâm thần, bệnh tim mạch khong ổn định.
2.4.2. Các thành phần của chương trình phục hồi chức năng hô hấp
Một chương trình phục hồi chức năng hô hấp toàn diện bao gồm lượng giá bệnh nhân, tập vận động, tập cơ hô hấp, giáo dục sức khỏe và tự quản lý bệnh.
Lượng giá bệnh nhân: Trước khi tham gia vào chương trình phục hồi chức năng hô hấp, bác sĩ sẽ lượng giá người bệnh để có được kế hoạch phục hồi chức năng hô hấp phù hơp với tình trạng sức khỏe của bạn.
- Đo chức năng thông khí và phân mức độ bệnh COPD vào các nhóm ABCD theo GolD.
- Đánh giá khả năng gắng sức bằng các nghiệm pháp đi bộ.
- SpO2 giảm hơn 4% sau gắng sức là có nguy cơ thiếu máu oxy khi gắng sức.
- Đánh giá sức cơ của các cơ hô hấp, cơ tứ đầu đùi.
- Đánh giá dinh dưỡng (cân nặng, % mỡ, khối nạc,…).
- Đánh giá lo âu, trầm cảm,…
Tập vận động: Có thể bạn sẽ ngần ngại khi nói đến những hoạt động vận động bởi bệnh phổi mãn tính dường như đã lấy đi rất nhiều năng lượng cơ thể bạn và triệu chứng khó thở trong COPD cũng trở lên nhọc nhằn hơn ngay trong cả sinh hoạt thường ngày. Nhưng bạn biết không, tập vận động là thành phần chủ yếu và bắt buộc của chương trình phục hồi chức năng hô hấp và là cách tốt nhất để cải thiện hoạt động cơ xương ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính đấy.
Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện tuân thủ theo chương trình vận động của bác sĩ nhé. Để hiểu hơn về những phương thức và cường độ tập luyện cùng những biện pháp hỗ trợ bạn trong quá trình tập tành này, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Giáo dục sức khỏe - kỹ năng tự xử trí bệnh: Một sự hiểu biết chi tiết về bệnh sẽ giúp bạn sống tốt hơn với COPD, vậy nên hãy cố gắng để tìm hiểu về bênh học COPD nhé. Điều đó có thể thông qua sách báo, thông tin trên mạng và tốt nhất là hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn đang băn khoăn bất cứ điều gì đó vì họ sẽ là người nắm bắt tình trạng của bạn nhất.
Thông qua chương trình phục hồi chức năng hô hấp, bạn cũng sẽ được giáo dục nhiều nội dung sức khỏe khác nhau như:
- Giáo dục kiến thức: Sinh lý hô hấp, sinh lý bệnh học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; đối phó với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các chuẩn bị cuối đời; du lịch, giải trí, tình dục; dinh dưỡng đúng cách; bảo toàn năng lượng và các cách đơn giản hóa công việc.
- Giáo dục kỹ năng: Các phương pháp làm sạch phế quản, lợi ích của vận động và duy trì các bài tập thể chất, các phương pháp tập thở, sử dụng thuốc đúng cách, bao gồm cả oxy.
- Giáo dục hành vi: Phòng ngừa và chẩn đoán sớm đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kiểm soát lo âu và sợ hãi, cai thuốc lá
Thêm vào đó, bạn cũng sẽ nắm được kỹ năng để bạn có thể tự quản lý bệnh bệnh COPD:
- Nhận được sự khuyến khích tham gia chủ động và hướng đến cuộc sống lành mạnh, tích cực.
- Biết cách sử dụng bảng kế hoạch điều trị cá nhân hóa được xây dựng trước đó để đối phó với các diễn biến sớm của đợt cấp COPD.
- Ý thức về sự chia sẻ những khó khăn, lo âu của mình.
2.4.3. Xây dựng chương trình phục hồi chức năng hô hấp
Phục hồi chức năng hô hấp giai đoạn ổn định: Có thể tiến hành ngoại trú, nội trú hoặc tại nhà nhưng phục hồi chức năng hô hấp ngoại trú được áp dụng rộng rãi, hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất với hơn 20 buổi tập, hoặc kéo dài 6-8 tuần, mỗi tuần với ≥ 3 buổi tập hoặc 2 buổi tập tại cơ sở y tế và 1 buổi tập tại nhà có giám sát. Mỗi buổi tập trong 20-30 phút, nếu bạn mệt có thể có xen kẽ vào những khoảng nghỉ ngắn.
Phục hồi chức năng hô hấp sau đợt cấp: Phục hồi chức năng hô hấp có thể khởi đầu sớm ngay trong đợt cấp khi bạn còn đang nằm viện. Bắt đầu phục hồi chức năng hô hấp sớm hơn 3 tuần sau đợt cấp sẽ giúp cải thiện khả năng gắng sức, giảm nhẹ triệu chứng COPD, tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tử vong và tỉ lệ tái nhập viện.
- Nếu tình trạng bệnh năng, bạn bị hôn mê, nằm ở khoa hồi sức hoặc chăm sóc đặc biệt thì đó chỉ là những bài tập vận động thụ động, cử động khớp, kéo dãn cơ, kích thích điện cơ – thần kinh.
- Nếu bạn vẫn còn tình táo thì bạn sẽ cần tập di chuyển trên giường, ngồi cạnh giường, ngồi ghế rồi đứng lên và bước đi trong phòng bệnh.
2.5. Thuốc điều trị COPD
Thuốc chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm thuốc dự phòng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng, kìm hãm sự phát triển của bệnh và giảm số lần xuất hiện các đợt cấp, mức độ nặng của các đợt cấp ấy.
- Nhóm thuốc cắt cơn là những thuốc có tác dụng nhanh, sớm cắt nhanh các triệu chứng đợt cấp COPD kịch phát.
Mỗi nhóm thuốc này lại gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau, chứa nhiều loại thuốc khác nhau.
Cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các thuốc nào là tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, chứ hiện chưa có chiến lược thuốc nào là tốt nhất cho tất cả mọi người.
Tổng hợp chi tiết nhóm thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, về hiệu quả, tác dụng phụ, chống chỉ định và cách phổi hợp các thuốc đã được tổng hợp ở bài viết Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tham khảo để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất nhé!
2.6. Các điều trị khác cho bệnh nhân COPD
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng.
- Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng và răng hàm mặt.
- Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Điều trị COPD bằng thuốc
Tuân thủ theo cách điều trị COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên đây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và cuộc sống chung với COPD cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc cho sức khỏe của bạn ngày một tốt hơn nhé!
Hiện nay sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh COPD đã đem lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân. Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có tác dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.
Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD
Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
- Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
- Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.
Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.
Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate
- Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm
Chào bạn,
Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm
Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.
Thứ hai là...Xem thêm