Hen phế quản nghề nghiệp là bệnh đặc trưng bởi các hạn chế thông khí có thể hồi phục và thường gây tăng đáp ứng đường hô hấp do các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc. Triệu chứng của bệnh chính là tình trạng khó thở và thở khò khè thường xuyên tái diễn. Tuy nhiên, do chủ quan và hiểu biết hạn chế, nhiều bệnh nhân không biết rằng bệnh hen của họ thực tế liên quan tới công việc.
Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
![]()
Công nhân làm việc trong các môi trường ô nhiễm dễ mắc bệnh hen nghề nghiệp
Sự liên quan của những vấn đề hô hấp và nơi làm việc đã được phát hiện từ nhiều thế kỉ trước. Vào giữa và cuối thế kỷ 20, bệnh hen đã nổi lên như một dạng bệnh phổi nghề nghiệp phổ biến nhất. Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng kéo theo sự phổ biến của các bệnh nghề nghiệp trong đó có hen phế quản. Năm 2006, hen phế quản nghề nghiệp chính thức được công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta.
1. Nguyên nhân gây bệnh hen nghề nghiệp
Hiện nay, có khoảng hơn 250 chất được xác định là tác nhân gây bệnh hen phế quản nghề nghiệp. Những chất này có nguồn gốc là thực vật (bụi gỗ, bụi ngũ cốc, nấm) hoặc các hóa chất trong quá trình sản xuất (các aldehyde, acid sử dụng trong sơn, keo dính…).
- Những công nhân làm việc ở những ngành nghề sau có nguy cơ cao bị hen nghề nghiệp:
- Những công nhân làm việc tiếp xúc với nhựa tổng hợp
- Những công nhân làm việc tiếp xúc với kim loại
- Những người làm việc trong các phòng thí nghiệm, xét nghiệm
- Những công nhân tiếp xúc với bụi gỗ, mùn cưa
- Những công nhân làm trong nhà máy dược phẩm
- Những công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất bột giặt.
- Những công nhân nghiền bột
- Những công nhân ở lò bánh mì
- Công nhân ở nhà máy xay sát lúa, ngô, khoai…
Bên cạnh các yếu tố đặc trưng của nghề nghiệp này, có một số yếu tố khác có thể cộng hợp lại khiến bạn bị bệnh hen suyễn. Chi tiết về điều này, mời bạn tìm hiểu thêm tại bài viết Nguyên nhân hen phế quản
![]()
Người lao động cần đi khám sức khỏe đình kì để phát hiện hen nghề nghiệp
2. Triệu chứng hen phế quản nghề nghiệp
Bệnh hen phế quản nghề nghiệp cũng có tương tự như triệu chứng hen phế quản nói chung, đặc trưng bởi ho, đờm, khó thở, thở khò khè,...
Tuy nhiên, hen phế quản nghề nghiệp có một số đặc trưng hơn bởi:
Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở vị trí làm việc. Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt, có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ phải ngồi dậy, rồi bắt đầu khó thở. Bệnh nhân phải há mồm ra để thở, người toát mồ hôi, có khi phải tì tay vào thành giường, thành ghế hoặc khung cửa để thở.
Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.
Tiến triển của bệnh hen phế quản nghề nghiệp khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim phải…
>>> Xem thêm:
3. Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp
Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh hen suyễn này như:
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.
- Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hen phế quản nghề nghiệp nhằm xử lý kịp thời.
- Sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược cũng có thể giúp dự phòng hen phế quản, giúp làm giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở; cũng như giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở.
Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải chuyển vị trí lao động hoặc chuyển nghề để không tiếp xúc với các chất đó.
Chào bạn, Hướng dẫn sử dụng xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang
...Xem thêm
Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ ngay với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí...Xem thêm
Chào bạn,
Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 4 cách:
Cách 1: Đặt hàng trực tiếp tại...Xem thêm
Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:
- Bỏ thuốc lá...Xem thêm
Chào bạn, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây!
Từ xa xưa, có một loài cây đã được dùng như thảo dược "đầu tay" trong chữa trị đờm (đàm), ho, khó thở, hen suyễn, viêm phế...Xem thêm
Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:
Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị...Xem thêm