Lưu ý quan trọng về cách chăm sóc cho bệnh nhân COPD

Đó là một hành trình dài hơi để chiến đấu với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thế nên một sự chăm sóc bệnh nhân COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tốt sẽ giúp người thân yêu có một cuộc sống chất lượng hơn. Để bài viết sau cùng bạn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh COPD nhé!

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD

Để chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính một cách tốt nhất, trước tiên bạn cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh.

Có thể thông qua nguồn tài nguyên trên mạng nhưng tốt nhất đó nên là một cuộc hẹn với bác sĩ điều trị của người bệnh. Tham gia vào cuộc hẹn với bác sĩ cùng người bệnh COPD cũng là cách bạn giúp họ ghi nhớ những gì mà bác sĩ căn dặn.

Có rất nhiều thông tin quan trọng mà người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải chú ý. Bác sĩ sẽ cho biết bạn cần phải làm gì phù hợp với tình trạng riêng của người bệnh.

Và để làm được điều đó: 

- Trước hết, bạn cần tìm hiểu qua những triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính và phương pháp điều trị trước khi trò chuyện với bác sĩ.

- Viết ra những câu hỏi của bạn vào một cuốn sổ tay và để lại chỗ trống để điền lời giải đáp từ bác sĩ. 

Chăm sóc bệnh nhân COPD như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân COPD như thế nào?

- Mang theo một danh sách các loại thuốc mà người thân của bạn sử dụng.

- Yêu cầu bác sĩ giải đáp bất cứ điều gì bạn không hiểu.

- Nếu bác sĩ cung cấp cho bạn các giấy tờ của buổi khám bệnh, hãy cất giữ cẩn thận trong một túi riêng.

- Việc kết hợp chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng đông y kết hợp tây y cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Thế nên, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ những bài thuốc nào người thân của bạn có thể sử dụng. 

- Cuối cùng, tham khảo lời khuyên của bác sĩ để lập ra một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD một cách phù hợp nhất nhé!

Cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD

Cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân COPD

2. Theo dõi dấu hiệu bùng phát đợt cấp 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thực sự rất khó đoán.

Người bệnh của bạn có thể đang ở trạng thái rất tốt nhưng một lúc nào đó lại xuất hiện đợt cấp bệnh COPD. Vì vậy, nếu bạn chưa sẵn sàng để nhận biết các dấu hiệu bùng phát và cách xử trí nó như nào thì sẽ thật đáng lo ngại.

Một số dấu hiệu của người bệnh COPD mà bạn nên cẩn trọng hơn:

  • Khò khè nhiều hơn.
  • Càng ngày càng khó thở.
  • Ho nhiều hơn bình thường.
  • Có nhiều chất nhầy hoặc có sự thay đổi về màu sắc chất nhầy.

Bằng cách theo dõi các triệu chứng và tìm ra các tác nhân làm bệnh trầm trọng hơn, bạn cũng có thể giúp bệnh nhân COPD và bác sĩ của họ đưa ra một kế hoạch điều trị COPD tốt nhất. 

Kế hoạch điều trị của bệnh nhân COPD có thể bao gồm phục hồi chức năng phổi, điều trị bằng thuốc hàng ngày và/hoặc sử dụng oxy

>>> Đừng Bỏ Lỡ: Cơ hội để bạn hiểu trọn vẹn tất cả những thông tin quan trọng về đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chi tiết xem tại Đợt cấp COPD

3. Theo dõi quá trình dùng thuốc điều trị COPD

Điều trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính có thể sẽ phải sử dụng rất nhiều loại thuốc như thuốc hít, thuốc viên,..và đôi lúc vì một lý do nào đó mà họ bỏ xót lại việc điều trị của mình.

Cách thiết bị sử dụng thuốc điều trị COPD cũng cần được sử dụng đúng cách để đảm bảo bệnh nhân nhận được lượng thuốc phù hợp. 

Khi đó là một người chăm sóc bệnh nhân COPD, bạn nên biết cách sử dụng hợp lý từng thiết bị và giúp người thân của bạn khi cần thiết.

Đồng thời, hãy theo dõi và đảm bảo người thân của bạn đã uống thuốc đầy đủ nhé.

Nếu người bệnh COPD của bạn có bất cứ vấn đề nào khi sử dụng thuốc (gặp các tác dụng phụ, hiệu quả kiểm soát bệnh kém đi,...), các bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được xem xét thay thế các lựa chọn điều trị khác. 

??? Có Thể Bạn Muốn Biết: Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hàng đầu cùng những thông tin quan trọng khi sử dụng thuốc. Xem ngay tại Thuốc điều trị COPD

Khi chăm sóc bệnh nhân COPD cần chú ý theo dõi quá trình dùng thuốc của họ

Khi chăm sóc bệnh nhân COPD cần chú ý theo dõi quá trình dùng thuốc của họ

    4. Khuyến khích thói quen lành mạnh 

    Một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh COPD có thể đi được một chặng đường dài với một cuộc sống chất lượng hơn.

    Vậy nên bạn đã sẵn sàng cùng họ hiện thực những thay đổi tích cực để chung sống với COPD?

    4.1. Hỗ trợ bệnh nhân COPD cai thuốc lá

    Bạn biết rồi đấy thuốc lá thì độc hại thế nào đối với lá phổi. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hàng đầu.

    Hỗ trợ người bệnh COPD từ bỏ thói quen hút thuốc lá là việc đầu tiên mà bạn nên làm khi chăm sóc người bệnh COPD của mình.

    Hãy giúp đỡ những người bệnh COPD từ bỏ thuốc lá nếu bạn đang chăm sóc họ

    Hãy giúp đỡ những người bệnh COPD từ bỏ thuốc lá nếu bạn đang chăm sóc họ

    - Thật tốt nếu bạn không kết thân với thuốc lá. Bởi nếu như người bệnh COPD đang cố gắng từ bỏ sự kết giao này mà bạn cứ loanh quanh bên họ và phì phèo điếu thuốc, những nỗ lực của họ sớm thôi sẽ bị suy yếu đi mất. Bỗng nhiên ngửi thấy mùi khói thuốc lá đâu đó có thể người bệnh COPD sẽ lại nhớ nhung mà tìm đến điếu thuốc.

    - Vậy nên, nếu bạn hút thuốc, đừng hút trong nhà hoặc bất cứ đâu gần người thân yêu của bạn. Hút thuốc thụ động gây tổn thương phổi nặng hơn và góp phần COPD tiến triển xấu đi.

    - Bạn cũng nên loại bỏ bất cứ điều gì gợi nhớ đến thuốc lá khỏi tầm nhìn của người bệnh, như bao thuốc lá, gạt tàn thuốc lá và bật lửa.

    - Khoảng thời gian đầu của từ bỏ bất cứ thói quen nào cũng sẽ rất khó khăn, thế nên bạn cần làm gì đó để thu hút sự chú ý của họ khi sự thèm muốn xuất hiện. Hãy thử chơi cờ, mát xa hay đi bộ dạo quanh công viên với họ.

    - Các món ăn nhẹ lành mạnh cũng có thể kiềm chế những cơn thèm thuốc lá bất ngờ của người bệnh.

    4.2. Tạo cho người bệnh COPD động lực tập thể dục

    Sẽ là một câu chuyện dài khi nói đến lợi ích của tập thể dục đối với sự khỏe mạnh của lá phổi.

    Thế nhưng triệu chứng khó thở trong COPD sẽ khiến việc tập luyện trở nên khó khăn hơn.

    Và vì thế, cần phải khuyến khích người bệnh từ từ mà tiếp cận với nó. Mới đầu chỉ cần tập từ 3-5 phút mỗi ngày trong một khoảng thời gian, sau đó kéo dài dần thời gian tập ra.

    Hãy khuyến khích người bệnh COPD tích cực luyện tập hợp lý

    Hãy khuyến khích người bệnh COPD tích cực luyện tập hợp lý

    Tất nhiên, không có sự động viên người bệnh COPD nào tốt hơn khi bạn đồng hành cùng họ trong mỗi bài tập. Bởi ngay cái giây phút các triệu chứng khiến ho định dừng lại bạn có thể khích lệ và vực dậy tinh thần cho họ.

    Một chú ý là trong quá trình luyện tập, bạn cần hạn chế hoặc tránh các cuộc trò chuyện, vì điều đó khiến người thân của bạn dễ bị khó thở hơn.

    >>> Mách Bạn: 03 tuyệt chiêu giúp kiểm soát khó thở cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Click tại Khó thở trong copd để xem và áp dụng ngay nhé!

    4.3. Phục vụ những bữa ăn lành mạnh cho người bệnh COPD

    Những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để có đủ năng lượng cho việc thở và hoàn thành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

    • Bạn nên chăm sóc bữa ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng trái cây, rau quả tươi, hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, chọn các nguồn protein thay thế như các loại hạt đậu tương, đậu đỏ,..

    • Tránh ăn no bằng cách chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (4-6 bữa ăn).

    • Chọn lựa thức ăn chứa nhiều năng lượng so với thể tích, tránh ăn thức ăn không có năng lượng hoặc cung cấp năng lượng quá ít. Ngay cả nhưng bữa ăn nhẹ cũng nên chọn những thức ăn có nhiều năng lượng.
    • Các loại rau, củ có thể xắt nhuyễn, nấu mềm và nhớ uống luôn nước rau để có thể bổ sung kali.
    • Bữa ăn tối nên ăn thức ăn ít năng lượng, dễ tiêu hoá hơn.

    bệnh nhân copd không nên ăn đồ cay nóng

    Bệnh nhân copd nên tránh ăn gia vị cay nóng

    Và để đem đến mỗi bữa ăn tốt nhất cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn có thể tham khảo bài viết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì kiêng gì?

    5. Chăm sóc ngôi nhà của người bệnh COPD

    Mệt mỏi khiến những người bện COPD chẳng còn sức lực để di chuyển hay những đợt cấp COPD có thể bất chợt kéo tới.

    Thế nên, bạn cần thiết lập lại cho ngôi nhà của người bệnh để mọi tình huống có thể được kiểm soát một cách tốt nhất.

    5.1. Sắp xếp đồ dùng tiện lợi nhất

    Thực sự COPD lấy đi nhiều năng lượng của người bệnh, họ chỉ còn sức đề thở và ăn uống.

    Do đó, một sự sắp xếp đồ dùng tiện lợi sẽ giúp những hoạt động sinh hoạt của họ tiêu tốn ít năng lượng hơn.

    Sắp xếp đồ đạc ở vị trí cao vừa phải để người bệnh COPD không bị tốn sức khi sử dụng chúng

    Sắp xếp đồ đạc ở vị trí cao vừa phải để người bệnh COPD không bị tốn sức khi sử dụng chúng

    - Đặt những vật dụng mà người bệnh COPD sử dụng thường xuyên nhất ở cùng một nơi và gần khu sinh hoạt chủ yếu của họ.

    - Đặt mọi đồ dùng ở kệ ngang tầm với hoặc bạn phải hạ thấp các kệ mà người bệnh khó với tới được.

    - Đặt một chiếc ghế trong phòng tắm.

    5.2. Sử dụng quạt và điều hòa

    Một số người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thấy rằng một chiếc quạt thổi trực tiếp vào mặt hoặc đối diện gần với điều hòa sẽ khiến họ thở được dễ dàng hơn.

    Nếu điều này đúng với người thân của bạn, hãy thử đặt máy điều hòa với nhiệt độ thoải mái, mát mẻ với họ.

    5.3. Cải thiện không khí trong nhà

    Bầu không khí ô nhiễm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng  và làm xấu đi bệnh COPD.

    Vì vậy, hãy chăm sóc cho ngôi nhà của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn sạch sẽ và thoáng đãng nhé.

    Các sản phẩm làm đẹp có chứa mùi hương mạnh như nước hoa, keo xịt tóc, kem dưỡng da hay nước tẩy rửa mà bạn sử dụng có thể mang tác động tiêu cực cho người bệnh. Cho nên khi bạn ở bên người bệnh, tốt nhất là đừng sử dụng những thứ này nữa.

    6. Chăm sóc tâm lý của bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

    Những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

    Do đó, bạn cần quan tâm hơn đến cảm xúc của người bệnh khi chăm sóc họ, chia sẻ, động viên để họ có cải nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống.

    Và khi họ dần dần mất đi khả năng hòa nhập vào với cuộc sống thường ngày như bỗng dưng không chơi cùng con cháu, bỏ qua việc đi dạo,…hay bất cứ điều gì thay đổi bất thường khác hãy đưa họ đến gặp bác sĩ để được điều trị tâm lý kịp thời.

    Chăm sóc tâm lý người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    Chăm sóc tâm lý người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    7. Nhận sự hỗ trợ khi chăm sóc bệnh nhân COPD nếu cần

    Chăm sóc bệnh nhân COPD có thể phá vỡ cuộc sống của bạn. Đặc biệt ở trong khoảng thời gian đầu, không có gì lạ khi cả bạn và người bệnh COPD đều cảm thấy mất kiểm soát. 

    Bệnh nhân có thể cảm thấy rằng họ đang trở thành một gánh nặng. Họ đang dần đánh mất đi giá trị của bản thân vì họ không thể thực hiện các hoạt động mà họ yêu thích. 

    Còn bạn, để trở thành người chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tốt, bạn cần phải "giữ" nhịp sống của bạn chậm lại. Có thể bạn đang có một dự định nào đó nhưng nếu bệnh nhân COPD cảm thẩy không ổn vào ngày hôm đó thì bạn sẽ phải ngừng kế hoạch của bạn lại. 

    Từ bỏ sự quá kỳ vọng vào các kế hoạch của bạn, kiểm soát một thái độ tích cực là rất quan trọng để giúp bạn vượt qua những khó khăn khi chăm sóc người bệnh COPD.

    Đặc biệt, bạn cần tự chăm sóc tốt bản thân. Với một trạng thái sức khỏe tốt bạn mới có thể dành sự chăm sóc tốt nhất cho người thân của bạn được. Có như thế người bệnh COPD của bạn mới không cảm thấy có lỗi vì trở thành gánh nặng của bạn được.

    Đôi lúc có thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Hãy chia sẻ với những người xung quanh và xin sự trợ giúp từ họ. 

    Và cũng thật hữu ích khi bạn tham gia một nhóm xã hội (như trang https://www.facebook.com/benhphoi.vn/)  để học hỏi từ những người giống như bạn, đang chăm sóc bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính khác. Bạn sẽ cảm thấy bớt cô đơn hơn rất nhiều và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích nữa.

    Qua việc cung cấp thông tin về chăm sóc bệnh nhân COPD, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hy vọng sẽ mang lại thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn và người bệnh thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

    >>> LỜI KHUYÊN: Hiện nay sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng bệnh COPD đã đem lại nhiều hiệu quả cho bệnh nhân. Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có tác dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.

    Bảo Khí Khang gồm các thành phần: Cao AntidiCOPD, Cao lá hen, Cao cốt khí củ… là sản phẩm dành riêng cho bệnh Phổi tắc nghẽn mạn - mãn tính COPD

    Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

    • Giảm: đờm, ho, khó thở
    • Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

    Hơn 800.000 khách hàng đã sử dụng Bảo Khí Khang, trên 95% người dùng thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

    • 7-10 ngày đầu: Đờm (đàm) tích tụ lâu ngày ở đường thở bắt đầu loãng ra, đờm nhiều hơn nhưng dễ khạc hơn. Có thể tăng ho để tống đẩy đờm (đàm) ra. Đây là phản xạ tự nhiên và thường kéo dài 2-3 ngày.
    • Sau 2-3 tuần: Phần lớn người bệnh đã dùng Bảo Khí Khang nhận thấy: giảm rõ rệt các triệu chứng: Đờm (đàm), Ho, Khó thở.
    • Sau 3-6 tháng sử dụng: Các cơn Ho, Khó thở gần như không còn, các đợt cấp giảm hẳn. Sức khỏe cải thiện rõ rệt, có thể làm việc và vui sống bên con cháu.

    Để tìm mua sản phẩm Bảo Khí Khang hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD, mời bạn gọi điện trực tiếp tới tổng đài miễn cước 1800.0055 gặp Dược sĩ và nghe tư vấn.

    Bạn cũng có thể xem Điểm bán Bảo Khí Khang để tìm nơi mua gần với bạn nhất.

    * Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Xếp hạng: 3.4 (248 phiếu bầu)

    Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

    Viên uống Bảo Khí Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen và cao AntidiCOPD đã được chứng nhận lâm sàng giúp:

         + Hỗ trợ người bệnh giảm: ho, khạc đàm đờm, kthó thở 

         + Hỗ trợ Giảm tái phát đợt cấp & biến chứng của Hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

         + Nghiên cứu lâm sàng của Bảo Khí Khang được tiến hành tại Hoa Kỳ và được Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ - Pubmed công nhận hiệu quả.

         + Sản xuất bởi nhà máy hiện đại Top 10 Việt Nam và được chứng minh an toàn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

    ***Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Câu hỏi thường gặp

    Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
    Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy...

    Gửi câu hỏi

    Tôi bị ho mấy hôm nay, sưng đau rát họng. Có dùng được xịt họng Bảo Khí Khang không?
    Trả lời:

    Chào bạn, xịt họng thảo dược Bảo Khí Khang với thành phần chính là Lá Hen, Cam thảo bắc, ZinC Sulfate

    - Vừa có tác dụng chống viêm chống oxy hóa, đặc thù cho các bệnh viêm đường hô hấp mạn...Xem thêm

    Tôi muốn đặt mua Bảo Khí Khang 120 viên. SĐT của tôi là 01667219775
    Trả lời:

    Chào bạn, Bảo Khí Khang đã nhận được SĐT của bạn, Tư vấn viên sẽ liên hệ với bạn để hỗ trợ bạn mua hàng.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về hướng dẫn cách mua Bảo Khí Khang...Xem thêm

    Bảo Khí Khang giá bao nhiêu? Tôi có thể mua Bảo Khí Khang ở đâu?
    Trả lời:

    Chào bạn,

    Bảo Khí Khang hiện tại có 2 quy cách đóng gói. Dạng hộp vỉ 20 viên có giá niêm yết 185 000đ, dạng lọ 120 viên có giá niêm yết 995 000đ.

    Bạn có thể mua Bảo Khí Khang bằng 2...Xem thêm

    Tôi được chẩn đoán mắc COPD cấp độ 2. Tôi có cần thay đổi gì trong sinh hoạt hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình?
    Trả lời:

    Hiện tại bác đăng mắc COPD giai đoạn 2 là mức độ trung bình. Sau đây là những thay đổi mà bác có thể thực hiện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh:

    -          Bỏ thuốc lá giúp giảm nhanh...Xem thêm

    Tôi nghe đài thì thấy giới thiệu cây Lá Hen có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh Hen suyễn. Vậy, tôi muốn hỏi, cách sử dụng Lá Hen như thế nào?
    Trả lời:

    Lá Hen là cây có thể gây độc khi sử dụng ở liều cao, ở liều cao có thể ảnh hưởng tới tim mạch do chứa một số glycoside tim , gây co giật, nôn mửa, tiêu chảy…vì vậy người bệnh không nên tự ý chế...Xem thêm

    Tôi được biết nhiều bệnh nhân bị Hen, Viêm phế quản mạn, COPD dùng Bảo Khí Khang có hiệu quả. Tuy nhiên về thời gian dùng để có cảm nhận triệu chứng bệnh thay đổi rõ ràng thì có bác dùng sau 5 hộp có tác dụng, có bác dùng sau 7 hộp, thậm có bác dùng tới hai tháng mới có tác dụng. Vì sao có sự khác nhau này?
    Trả lời:

    Chào bạn, có sự khác nhau này tại vì:

    Thứ nhất là phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: mới bị hay bị lâu, bị nặng hay bị nhé.

    Thứ hai là...Xem thêm

    Điểm bán Bảo Khí Khang

    • Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Quảng Ninh
    • Bình Dương
    • Hải Phòng
    • Cần Thơ
    • Đà Nẵng